Quyền của người dân Việt

07:01, 05/01/2013

Ngay sau ngày nghỉ đầu năm, người dân trong cả nước đã được mời tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp 1992. Có 3 tháng để người dân tham gia. 3 tháng để đọc, suy nghĩ và tham gia ý kiến, thảo luận, thậm chí tranh luận.

Ngay sau ngày nghỉ đầu năm, người dân trong cả nước đã được mời tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp 1992. Có 3 tháng để người dân tham gia. 3 tháng để đọc, suy nghĩ và tham gia ý kiến, thảo luận, thậm chí tranh luận.

Nghị quyết của Quốc hội về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được công bố để lấy ý kiến nhân dân nêu rõ: “Quốc hội kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hưởng ứng và tích cực tham gia đóng góp ý kiến để Hiến pháp thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới”.

Như vậy, có nghĩa là bất cứ người dân nào đang làm việc gì, thuộc tầng lớp xã hội nào, đang sinh sống ở đâu… miễn là người Việt Nam , đều được quyền có ý kiến.

Đặc biệt, người dân còn có thể tham gia đóng góp vào toàn bộ nội dung bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Kể cả lời nói đầu hay chế độ chính trị; về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; hoặc các vấn đề về kinh tế- xã hội, văn hóa- giáo dục,.v.v…

Sắp tới đây, ngoài việc có thể gửi ý kiến đóng góp bằng văn bản, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ tổ chức hội họp, tọa đàm, sao cho ngay cả những người dân vùng sâu, vùng xa, người không biết chữ cũng được dịp bày tỏ ý kiến của mình.

Tất cả, nhằm để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy tinh thần và trí tuệ của mọi người, mọi tầng lớp xã hội. Có thể nói, đây là đợt sinh hoạt chính trị- pháp lý quan trọng nhất, rộng lớn nhất trong toàn dân, để ai cũng được nói lên tiếng nói của mình, tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

PHƯƠNG NAM

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh