
Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, thuộc xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, cách TX Tân An 60km đường bộ và 45 phút chạy tàu du lịch- có diện tích 1.041ha trong đó có 800ha rừng tràm nguyên sinh, hồ nước rộng 100ha (vào mùa khô).
800ha rừng tràm gió nguyên sinh còn lại ở Đồng Tháp Mười được bảo tồn.
Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, thuộc xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, cách TX Tân An 60km đường bộ và 45 phút chạy tàu du lịch- có diện tích 1.041ha trong đó có 800ha rừng tràm nguyên sinh, hồ nước rộng 100ha (vào mùa khô). Du khách đến đây có thể ngắm chim, cò, đi tắc ráng trong kinh, rạch tìm hiểu về thực vật và địa lý Đồng Tháp Mười.
Đặc biệt, theo Giám đốc Nguyễn Văn Bé, trung tâm đã bảo tồn các cây con của hệ sinh thái Đồng Tháp Mười khá lớn, với 83 loài thực vật. Trong đó, thảm thực vật đặc trưng vùng phèn Đồng Tháp Mười được bảo toàn gần như nguyên vẹn là thảm cỏ mồm móc, năng chim, cỏ bàng. Các loài cây: cà na, chòi mòi, dành dành…
Các loại cá: rô, trê, lóc, sặt… Bên cạnh, nghiên cứu các dược liệu từ cây cỏ vùng Đồng Tháp Mười như dầu tràm, mật ong; di thực tạo thích nghi một số loài ở các vùng khác trong nước và nước ngoài về trung tâm; quy tập và bảo tồn 8 loài động vật làm thuốc.
Trung tâm còn tái lập được môi trường sinh thái như nguyên trạng Đồng Tháp Mười. Các loại chim đặc trưng như điên điển, giang sen, trích, quốc, le le, cồng cộc, các loại cò, diệc và các loại khác... đã quay về sinh sống, trú ngụ.
Không chỉ là điểm đến cho những người mê cây dược liệu, ông Nguyễn Văn Bé còn cho biết đang có kế hoạch đầu tư khu vực này thành Khu nghỉ dưỡng- bảo tồn sức khỏe.
Tin,ảnh: LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin