Viện Nghiên cứu Legatum hồi cuối tháng 11 đã công bố khảo sát chỉ số đánh giá mức độ thịnh vượng của các quốc gia trên thế giới. Trong bảng xếp hạng 144 quốc gia chiếm tới 96% dân số thế giới, Việt Nam xếp thứ 53, tăng 9 bậc so với năm 2011.
Viện Nghiên cứu Legatum hồi cuối tháng 11 đã công bố khảo sát chỉ số đánh giá mức độ thịnh vượng của các quốc gia trên thế giới. Trong bảng xếp hạng 144 quốc gia chiếm tới 96% dân số thế giới, Việt Nam xếp thứ 53, tăng 9 bậc so với năm 2011.
Thịnh vượng ở đây liệu có như định nghĩa thông thường của tiếng Việt là “phát đạt, giàu có”? Chỉ số thịnh vượng Legatum (LPI) được thiết lập dựa trên khảo sát kinh tế, xã hội về “sức khỏe” kinh tế, giáo dục, chính quyền, môi trường kinh doanh và cơ hội ở 144 quốc gia. Việt Nam được xếp thứ 39 về sức mạnh nền kinh tế, thứ 73 về kinh doanh và cơ hội, thứ 55 về an ninh, thứ 61 về quản trị công, thứ 80 về giáo dục và y tế. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi LPI được công bố, nước Mỹ rời khỏi nhóm 10 nước đầu bảng.
Qua đó thấy gì, tuy kinh tế Việt Nam có những nốt “thăng, giáng” khi bất động sản đóng băng, chứng khoán nóng lạnh, tín dụng èo uột,… nhưng ta vẫn còn có niềm tin rằng, với những giải pháp quyết liệt của Chính phủ để tăng sức đề kháng cho cơ thể nền kinh tế, sẽ trị được cơn “ấm đầu”.
Từ trong khó khăn chất ngất của nền kinh tế, được một tổ chức nghiên cứu chính sách công độc lập và phi đảng phái có uy tín (trụ sở tại Anh) đánh giá “sức khỏe” và cho “thăng hạng” như thế, đáng để vui lắm chứ!
ĐÔNG PHƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin