Cần thay đổi cách nhìn

08:12, 04/12/2012

Hiện tại ở Việt Nam có 6,7 triệu người khuyết tật, chiếm gần 8% dân số. 69% số người khuyết tật đang trong độ tuổi lao động, nhưng chỉ có khoảng 3% được đào tạo bài bản và chỉ khoảng 30% tổng số người khuyết tật trên cả nước có việc làm tương đối ổn định.

Hiện tại ở Việt Nam có 6,7 triệu người khuyết tật, chiếm gần 8% dân số. 69% số người khuyết tật đang trong độ tuổi lao động, nhưng chỉ có khoảng 3% được đào tạo bài bản và chỉ khoảng 30% tổng số người khuyết tật trên cả nước có việc làm tương đối ổn định.

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), mỗi năm Việt Nam mất đi 3% GDP vì thị trường lao động hạn chế tiếp nhận người khuyết tật. Nhân Ngày Quốc tế về người khuyết tật năm nay (3/12), ILO kêu gọi cần có những chính sách hiệu quả giúp người khuyết tật tham gia nhiều hơn vào thị trường vì lợi ích của mỗi người và của toàn xã hội.  

Ðề án trợ giúp người khuyết tật, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành với mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 300.000 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, cần có sự chung tay của toàn xã hội. Vì trên thực tế, còn nhiều lý do khác nhau mà người khuyết tật vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn khi tìm việc.

Một người khuyết tật sang Nhật du lịch trở về, kể: Ngồi trên xe lăn có thể thăm thú mọi danh lam thắng cảnh, bảo tàng, công viên; đi thư viện, siêu thị… dễ dàng, thuận lợi…

Ở nước ta, tuy đã có những quy chuẩn trong xây dựng như phá bỏ rào cản đối với người khuyết tật nhưng trong xây dựng nhiều công ty, chủ đầu tư đã không thực hiện hoặc thực hiện qua loa vì họ chỉ nghĩ tới việc tiết kiệm chi phí! Còn ở trạm chờ xe buýt, người khiếm thị chống gậy chờ nhưng làm sao chen lấn lên xe hoặc xe không dừng khi thấy người khuyết tật,…

Cần phải dỡ bỏ mọi rào cản đối với người khuyết tật. Điều đó không chỉ giúp ích những cá nhân đó và gia đình của họ mà còn mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội.

Vì vậy, lo tính điều tốt lành cho người khuyết tật có cuộc sống tốt, hòa nhập cộng đồng không chỉ là lo cho chính họ.

AN ĐIỀN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh