Khi quy định và thông báo các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức, cơ quan quản lý công chức không phân biệt loại hình đào tạo và văn bằng, chứng chỉ (chính quy, tại chức, liên thông, chuyên tu, từ xa, theo niên hạn hoặc theo tín chỉ), không phân biệt trường công lập và trường ngoài công lập.
Khi quy định và thông báo các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức, cơ quan quản lý công chức không phân biệt loại hình đào tạo và văn bằng, chứng chỉ (chính quy, tại chức, liên thông, chuyên tu, từ xa, theo niên hạn hoặc theo tín chỉ), không phân biệt trường công lập và trường ngoài công lập.
Đó là nội dung mới quy định tại Thông tư 05/2012/TT-BNV ngày 24/10/2012 do Bộ Nội vụ vừa ban hành, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Đồng thời, thông tư cũng đã sửa đổi quy định về tổ chức thi tuyển, xét tuyển và tiếp nhận không qua thi tuyển đối với công chức. Cụ thể, thông tư quy định việc tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư 13/2010/TT-BNV.
Ngoài ra, tại Điều 10, thông tư cũng bổ sung thêm quy định, trường hợp viên chức đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, nếu có đủ điều
kiện, tiêu chuẩn để xem xét tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển theo quy định và cơ quan, tổ chức, đơn vị còn chỉ tiêu biên chế thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được xem xét, quyết định tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Sau đó, có văn bản báo cáo Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương để phục vụ công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền.
Thông tư sẽ có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2012.
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin