Dù không được chọn làm điểm và hỗ trợ chi phí thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn, nhưng nông dân ấp Tư (xã Phú Lộc- Tam Bình) đã tự lực liên kết thực hiện mô hình sản xuất lúa bền vững với quy mô tương ứng diện tích cánh đồng mẫu lớn và qua 3 vụ sản xuất lúa trong năm 2012 đạt cả 3 mặt: diện tích, năng suất, sản lượng.
Dù không được chọn làm điểm và hỗ trợ chi phí thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn, nhưng nông dân ấp Tư (xã Phú Lộc- Tam Bình) đã tự lực liên kết thực hiện mô hình sản xuất lúa bền vững với quy mô tương ứng diện tích cánh đồng mẫu lớn và qua 3 vụ sản xuất lúa trong năm 2012 đạt cả 3 mặt: diện tích, năng suất, sản lượng.
Vụ lúa Đông Xuân 2011– 2012, chỉ có 13 hộ liên kết sản xuất 13ha, năng suất bình quân đạt 8 tấn/ha, cao hơn vụ Đông Xuân trước 1,5 tấn/ha. Vụ Hè Thu tăng lên 103 hộ tham gia với 100ha, năng suất bình quân đạt 6,7 tấn/ha, cao hơn vụ Hè Thu trước 1,3 tấn/ha. Vụ Thu Đông này, toàn bộ diện tích (120ha) của khu vực ấp Tư được nông dân cùng sử dụng một loại giống và sạ hàng chiếm 95% diện tích. Hiện trà lúa đang phát triển tốt.
Mô hình sản xuất lúa bền vững của nông dân ấp Tư, xã Phú Lộc được kỹ sư FF (thuộc Công ty CP BVTV An Giang) hướng dẫn quy trình làm đất, ngâm giống, bón phân, phun thuốc, nhận dạng sâu bệnh để phòng trừ… Hàng tuần, ban ngày nông dân tham gia mô hình cùng kỹ sư FF trực tiếp ra đồng theo dõi quá trình phát triển của cây lúa; tối tổ chức họp trao đổi rút kinh nghiệm. Những thắc mắc của nông dân ngoài đồng ruộng được kỹ sư FF giải thích, hướng dẫn nên quy trình sản xuất đảm bảo an toàn.
Qua đánh giá, năng suất lúa trong mô hình cao hơn diện tích ngoài mô hình từ 0,5– 1 tấn/ha, lợi nhuận sau khi trừ chi phí còn trên 22.000.000 đ/ha, giá bán cao hơn lúa ngoài mô hình từ 200.000- 300.000đ/ha. Mô hình này xóa bỏ được tập quán sản xuất phân tán nhiều loại giống, xuống giống không đồng loạt, phát huy tính đoàn kết cộng đồng trách nhiệm cao trong sản xuất.
LÊ SÁU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin