Lũ đang bắt đầu đổ về vùng ĐBSCL. Mùa lũ, dân đồng bằng gọi bằng cái tên ”hiền hòa” là ”mùa nước nổi”. Bên cạnh việc mang đến những nguồn lợi phong phú như nguồn phù sa, cá đồng, thủy sinh... mùa nước nổi còn gây bao nỗi lo toan cho dân miền sông nước.
Dân cù lao lo be bờ, đắp đập ngăn lũ.
Lũ đang bắt đầu đổ về vùng ĐBSCL. Mùa lũ, dân đồng bằng gọi bằng cái tên ”hiền hòa” là ”mùa nước nổi”. Bên cạnh việc mang đến những nguồn lợi phong phú như nguồn phù sa, cá đồng, thủy sinh... mùa nước nổi còn gây bao nỗi lo toan cho dân miền sông nước.
... Lo be bờ ngăn nước, tôn nền tránh lũ
Quá trình khai phá, lập vườn lập xóm, dân cù lao Lục Sĩ Thành- Phú Thành (Trà Ôn), cù lao Dài, Thanh Long (Vũng Liêm), cù lao Minh (Vĩnh Long- Bến Tre)... đã bao đời ý thức rằng muốn bảo vệ vườn cây ăn trái, nhà cửa thì phải be bờ, đắp đê bao chống lũ. Mùa nước lên là thời kỳ dân cù lao, dân ở ven sông Tiền, sông Hậu vất vả nhất: lo thu hoạch trái cây “chạy lũ”, lo chở đất be bờ, đắp đập, lo vỡ đê nước ngập lên nóc nhà... Trước đây, lũ ở đồng bằng thường là lũ nhỏ, nước lên từ từ, dân cù lao mạnh ai nấy bao ngạn. Sau này lũ mỗi ngày mỗi cao, Nhà nước làm bờ bao lớn, dân cù lao đỡ công nhưng sợ nhất là vỡ đê. Vỡ đê là ảnh hưởng cả ấp, cả vùng. Còn nhớ trận vỡ đê hồi mùa lũ năm 2011, nhà ở cồn Sừng (Bình Minh) bị nước ngập qua cửa cái. Hàng chục hộ dân ở cù lao trũng thấp này năm nào cũng nơm nớp lo ngập. Bờ bao ở đây cao tận mái nhà, nếu vỡ đê không những mất vườn mà còn mất mạng. Chính quyền huyện Bình Minh phát cho mỗi nhà, mỗi người một áo phao để phòng thân và tổ chức nhân dân, lực lượng xung kích, dân phòng túc trực giữ đê ngày đêm liên tục trong mùa lũ từ nhiều năm nay. Bị thiệt hại từ những năm lũ lớn, nhất là bài học của mùa lũ năm rồi, nhiều nhà vườn đã nâng cao ý thức phòng, chống lũ bảo vệ sản xuất. Chú Hai Hùng ở ấp Phú Xuân (xã Phú Thành- Trà Ôn) bị lũ làm thiệt hại hoàn toàn 3 công đu đủ, chuối cau trồng xen với vườn cam sành và hàng chục tấn cá nuôi. Năm nay, chú đã làm bờ bao cao hơn và đặt thêm máy bơm. “Thời nay nhà vườn ở cồn làm vườn phải có bờ bao vượt lũ lớn mới ổn, không cậy vào bờ bao của Nhà nước, mỗi nhà phải tự bảo vệ vườn mình mới chắc ăn” - chú Hai Hùng nói.
Không sợ mất của, mất vườn như dân cù lao nhưng dân ở các đô thị như TP Vĩnh Long, thị trấn Cái Nhum, Tam Bình, Cái Vồn... lại lo ngập đường, ngập phố, giao thông bị ách tắc, hoạt động mưu sinh bị đình đốn vào mùa nước nổi. Nhà ở trong hẻm thì lo nước lên kéo theo nước cống hôi hám tràn vào nhà. Hộ ở mặt tiền sợ ”sóng” do xe chạy qua vỗ vào cửa. Từ kinh nghiệm của những trận ngập triền miên những năm trước, năm nay nhiều hộ đã thủ sẵn bao cát hoặc xây tường gạch để chắn nước. Các công sở đã kê tủ, ghế, bàn làm việc, xây tường xung quanh khuôn viên, đặt máy bơm phòng khi nước ngập...
... Lo dịch bệnh
Nước ngập kéo dài làm phát sinh nhiều dịch bệnh trên người, cây trồng và vật nuôi. Theo các chuyên gia bảo vệ thực vật phía
Bên cạnh những lợi thế đem đến nguồn cá đồng, khi nước lũ tràn về, người nuôi cá sẽ gặp rất nhiều trở ngại, do cá nuôi bị các chứng bệnh phổ biến như: bệnh ghẻ (hay còn gọi là bệnh đốm đỏ), bệnh trùng bánh xe, bệnh rận cá. Nguyên nhân chính của những bệnh này là do nước lũ làm phát tán mầm bệnh, cộng với nguồn nước sông, rạch bị ô nhiễm bởi nước thải công nghiệp, nước thải đô thị..., gây bất lợi cho cá nuôi. Khi đó cá sẽ có một số triệu chứng như: bỏ ăn, chạy rong, ốm yếu, kỳ- vi- vẩy bị rách, cá nhào lộn và chết hàng loạt…
Lũ, triều cường cũng làm khốn đốn dân đô thị.
Theo Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long, hàng năm đến mùa mưa lũ thì tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tăng hơn mùa khô từ 4- 5%. Các bệnh thường xảy ra trên gia súc là bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng, dịch tả và lở mồm long móng; trên gia cầm là bệnh dịch tả, tụ huyết trùng; newcastle, CRD và cúm gia cầm chủng độc lực cao (H5N1)… Đặc biệt trong năm 2010, dịch bệnh heo tai xanh đã xảy ra và bùng phát mạnh tại các tỉnh lân cận trong vùng ĐBSCL vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 11, đây cũng chính là thời kỳ cao điểm của mùa mưa bão và nước lũ trong năm. Chính vì vậy, không trừ khả năng dịch bệnh có thể xảy ra trên đàn vật nuôi của tỉnh khi mùa mưa, mùa nước nổi đang đến.
Còn theo số liệu của ngành y tế, số các ca bệnh đường tiêu hóa tăng đột biến trong mùa lũ. Bởi, khi lũ lụt xảy ra, các mầm bệnh lan đi khắp nơi theo nước lũ. Sự đi lại của người dân và đặc biệt là bệnh nhân làm tăng khả năng lây lan của các bệnh lây truyền qua nước. Tại vùng lũ lụt, điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm còn hạn chế. Nguồn nước, công trình cấp nước và vệ sinh bị ảnh hưởng làm tăng nguy cơ gây bệnh đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, sự mệt mỏi của người dân, những thay đổi sinh thái thuận lợi cho sự sinh sản của vật chủ và trung gian truyền bệnh cũng khiến cho các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, dịch tả, thương hàn... dễ lây lan.
Dân cư ngày càng đông, cơ sở hạ tầng kinh tế- kỹ thuật ngày càng phát triển, biến đổi khí hậu- nước biển dâng càng tác động mạnh hơn đến đồng bằng. Mùa nước nổi những năm gần đây không còn “hiền hòa” như trước. Mỗi mùa lũ đến là mỗi kỳ lo toan của dân miền sông nước.
Bài, ảnh: TRUNG CHÁNH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin