Hôm nay (12/10/2012), Ban Dân vận Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức tổ chức họp mặt kỷ niệm 82 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930- 15/10/2012) và tuyên dương những điển hình “dân vận khéo” giai đoạn 2011- 2012.
Hôm nay (12/10/2012), Ban Dân vận Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức tổ chức họp mặt kỷ niệm 82 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930- 15/10/2012) và tuyên dương những điển hình “dân vận khéo” giai đoạn 2011- 2012.
Phát biểu tại buổi họp mặt, đồng chí Đỗ Hoàng Huynh- Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy nhấn mạnh: Công tác dân vận của Đảng ngày càng được các ngành, các cấp quan tâm, góp phần quan trọng vào thắng lợi to lớn trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội, chính trị, quốc phòng- an ninh, củng cố xây dựng hệ thống chính trị. Từ thực tiễn tại các cơ sở đã xây dựng và phát triển nhiều mô hình điển hình dân vận khéo, nhiều cách làm phong phú đa dạng, năng động sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực.
Đồng chí Phạm Văn Lực trao bằng khen của UBND tỉnh cho các điển hình dân vận khéo. |
Qua 2 năm phát động phong trào Dân vận khéo, đã gặt hái được nhiều kết quả thiết thực. Tính đến nay, toàn tỉnh có 2.418 tập thể và gần 18.000 cá nhân đăng ký xây dựng điển hình dân vận khéo. Công tác đăng ký dân vận khéo diễn ra đều khắp trong hệ thống chính trị và tập trung nhiều nhất là ở xã- phường- thị trấn. Kết quả, có 81 xã- phường- thị trấn, trên 500 tập thể và gần 1.000 cá nhân được công nhận điển hình dân vận khéo. Theo đánh giá, qua những điển hình dân vận khéo đã góp phần làm chuyển biến toàn diện một cách tích cực của đời sống xã hội tỉnh nhà, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho các tầng lớp nhân dân.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi họp mặt, đồng chí Phạm Văn Lực- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh: Ban Dân vận các cấp và các điển hình trong phong trào thi đua Dân vận khéo đã biểu dương những đóng góp của Ban Dân vận các cấp cũng như những điển hình dân vận khéo thời gian qua. Định hướng công tác dân vận thời gian tới, đồng chí lưu ý: Cần phải xem công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của mỗi cán bộ đảng viên, trong đó mặt trận và các tổ chức đoàn thể cần phát huy vai trò nồng cốt. Ban Dân vận, mặt trận các cấp cần nắm chặt tình hình hoạt động đoàn thể ở cơ sở và chất lượng đoàn viên, hội viên để có những đề xuất tham mưu kịp thời. Cần quan tâm đến vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc, chú ý những vấn đề khó khăn, bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, cần gắn phong trào thi đua Dân vận khéo với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các phong trào thi đua yêu nước của mặt trận và các tổ chức đoàn thể.
Tin, ảnh: THANH TÂM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin