Trong khi cơn bão có tên quốc tế là Jelawat đang nhằm hướng vào biển Đông và được nhận định là một “siêu bão” thì chiều 23-9, ở khu vực ngoài khơi xa thuộc phía Đông Philippines lại hình thành thêm một vùng áp thấp nhiệt đới khác, có xu hướng phát triển lên thành cơn bão thứ hai, hoạt động song song với bão Jelawat.
Trong khi cơn bão có tên quốc tế là Jelawat đang nhằm hướng vào biển Đông và được nhận định là một “siêu bão” thì chiều 23-9, ở khu vực ngoài khơi xa thuộc phía Đông Philippines lại hình thành thêm một vùng áp thấp nhiệt đới khác, có xu hướng phát triển lên thành cơn bão thứ hai, hoạt động song song với bão Jelawat.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn Trung ương và các đài khí tượng ở châu Á, trước đó bão Jelawat cũng chỉ là một áp thấp nhiệt đới được hình thành từ ngày 22-9 nhưng sau đó phát triển nhanh thành siêu bão, di chuyển chủ yếu theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc. Chiều 23-9, vị trí tâm bão Jelawat ở vào khoảng 12,1 độ vĩ Bắc và 128,9 độ kinh Đông, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 700km về phía Đông Nam, cường độ mạnh cấp 9 - 10, giật cấp 11 - 12 nhưng sẽ mạnh dần lên tới cấp 14 - 15. Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn Trung ương nhận định, khoảng giữa tuần này, bão Jelawat sẽ di chuyển vào khu vực Bắc biển Đông và trở thành cơn bão số 7 trong năm nay. Tuy nhiên, các đài khí tượng khu vực nhận định bão đang di chuyển chậm lên phía Bắc.
Do ảnh hưởng của hai cơn bão ở ngoài khơi xa, từ đầu tuần này ở khu vực Nam biển Đông, quần đảo Trường Sa và vùng biển Nam bộ, gió mùa Tây Nam hoạt động trở lại, sức gió đạt tới cấp 6 - 7.
Theo SGGPO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin