Trong hơn 4.000 năm lịch sử với hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược, không thể không nói rằng văn hóa dân tộc Việt Nam đã ít nhiều thay đổi. Song, bằng sự đồng lòng, bằng truyền thống yêu nước và ý chí kiên cường của tất cả người dân Việt, chúng ta vẫn giữ được nét văn hóa đặc trưng cơ bản, bản sắc riêng mình.
Trong hơn 4.000 năm lịch sử với hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược, không thể không nói rằng văn hóa dân tộc Việt
“Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng... Đánh cho sử tri
Hiểu được sức mạnh của văn hóa, nhiều quốc gia đã chọn con đường phát triển văn hóa thật mạnh để vừa củng cố bản sắc dân tộc, vừa “xuất khẩu” văn hóa. Cũng có nghĩa là “xuất khẩu” luôn những suy nghĩ, tư tưởng, quan niệm sống,… của họ. Xuất khẩu văn hóa còn đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Điển hình như Hàn Quốc, trong 10 năm nay, đã cho thấy cứ tăng thêm 100 USD xuất khẩu sản phẩm văn hóa nghệ thuật thì tăng lên hơn 400 USD sản phẩm công nghiệp.
Trong khi đó, nhìn vào mảng game show đang rất rầm rộ trên các đài truyền hình từ Trung ương đến địa phương hiện nay cũng thấy có sự ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa nước ngoài, bởi hầu hết đều mua phiên bản “Tây”. Nhìn qua mảng phim truyện cũng không khá hơn mấy. Mảng phim nước ngoài lấn át phim Việt
Ở đây, cũng không thể “đổ lỗi” hết cho các đài truyền hình. Bởi chỉ “một ít” đài có sản xuất “một ít” phim ảnh địa phương. Trong khi đó, các nhà sản xuất phim ảnh, ca nhạc, game show,… lại không làm ra những sản phẩm thật sự hấp dẫn riêng của mình.
Một “cường quốc về văn hóa” có sức mạnh chắc chắn không thua một cường quốc về lúa gạo, hay cà phê hay dầu mỏ… Cần đầu tư và phát triển văn hóa (và sản phẩm văn hóa) thật bản sắc, thật phong phú để không bao giờ lệ thuộc về văn hóa. Thiết nghĩ, đây không chỉ là chuyện của Nhà nước mà còn là của mỗi người dân Việt, đặc biệt là những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa.
PHƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin