Đây là số lao động (LĐ) mà Vĩnh Long sẽ đào tạo nghề trong những tháng cuối năm nhằm đạt 100% kế hoạch đào tạo nghề cho 13.500 LĐ nông thôn (LĐNT) theo chỉ tiêu năm 2012 của Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT.
Thông qua những lớp đào tạo nghề may công nghiệp, LĐNT có việc làm ổn định cuộc sống.
Đây là số lao động (LĐ) mà Vĩnh Long sẽ đào tạo nghề trong những tháng cuối năm nhằm đạt 100% kế hoạch đào tạo nghề cho 13.500 LĐ nông thôn (LĐNT) theo chỉ tiêu năm 2012 của Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT.
Hơn 2 năm triển khai đề án, tỉnh Vĩnh Long đã mở được 670 lớp dạy nghề cho trên 19.500 LĐNT. Tổng kinh phí thực hiện trên 11,4 tỷ đồng. Song song đó, có trên 1.100 lượt cán bộ, công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng. Đầu năm 2012, tỉnh mở các lớp dạy nghề như sửa chữa xe máy, hàn, cắt gọt kim loại, điện dân dụng, điện lạnh,… Sau khi học nghề, LĐNT được giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh, tạo nguồn cho xuất khẩu LĐ. Các lớp dạy nghề nông nghiệp đã trang bị kỹ thuật, giúp LĐNT thay đổi tập quán canh tác, cải tiến kỹ thuật sản xuất giúp tăng năng suất ngay chính mảnh vườn, thửa ruộng của mình. Nhờ vậy, trên 79,8% LĐNT có việc làm sau khi học nghề.
Tin, ảnh: THÚY QUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin