Cách đây không lâu, cứ vào mùa thu hoạch lúa thì nông dân ĐBSCL lại lâm vào cảnh lo trước lo sau, vì thiếu máy móc, nhân công thu hoạch.
Cách đây không lâu, cứ vào mùa thu hoạch lúa thì nông dân ĐBSCL lại lâm vào cảnh lo trước lo sau, vì thiếu máy móc, nhân công thu hoạch.
Thấy được cơ giới trong khâu thu hoạch là nhu cầu hết sức bức bách, vừa giải quyết khâu lao động vừa giúp giảm thất thoát, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch. Chính sách vay vốn mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp hấp dẫn: được hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu và 50% lãi suất trong năm thứ 3. Thế nhưng, để được hưởng những chính sách ưu đãi đó, nông dân phải mua các loại máy có giá trị nội địa hóa không được thấp hơn 60%. Thực tế nông dân không phải không ủng hộ máy móc nội mà vì phụ tùng nội thiếu chuẩn, khó sửa chữa nên không… mặn mòi. Trước nghịch lý trên, nhiều địa phương ĐBSCL đã quyết định “xé rào” giúp nông dân.
TP Cần Thơ “xé rào” chủ trương cho nông dân vay vốn 320 triệu đồng/máy gặt đập liên hợp (GĐLH) và 230 triệu đồng/máy kéo, hỗ trợ 100% lãi suất trong năm đầu và 50% lãi suất trong 2 năm tiếp theo. Đặc biệt, nông dân có thể mua bất kỳ loại máy nào mình thích và nông dân đã mua được 54 máy GĐLH ngoại.
Đồng Tháp đã hỗ trợ nông dân mua khoảng 100 máy trong năm 2011. Với máy ngoại nhập, nông dân vẫn được vay tối đa 60% tổng số tiền mua và vẫn được hưởng những ưu đãi về lãi suất.
Tại An Giang, với mức hỗ trợ 20% tổng giá trị máy kể cả máy nhập ngoại, đến hết năm 2011, nông dân đã mua được 250 máy các loại.
Có những việc “xé rào” xuất phát từ cục bộ địa phương, gây tác hại nhưng “xé rào” giúp nông dân ở một số tỉnh- thành rất đáng là “mô hình”.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin