Xưa người nông dân coi “con trâu là đầu cơ nghiệp”, từ “thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn” để chuyển hóa nguồn năng lượng giúp nông dân cày bừa “trên đồng cạn dưới đồng sâu”, mà không hề quản công. Cuộc sống hôm nay, người ta cũng không thể thiếu “con trâu sắt”- là xe gắn máy, xe hơi. Chiếc xe bây giờ còn hơn cả một cơ nghiệp!
Xưa người nông dân coi “con trâu là đầu cơ nghiệp”, từ “thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn” để chuyển hóa nguồn năng lượng giúp nông dân cày bừa “trên đồng cạn dưới đồng sâu”, mà không hề quản công. Cuộc sống hôm nay, người ta cũng không thể thiếu “con trâu sắt”- là xe gắn máy, xe hơi. Chiếc xe bây giờ còn hơn cả một cơ nghiệp!
Xe đưa anh chàng nông dân ra thành thị, đưa cô gái từ quê nghèo lạc hậu ra phố lớn sành điệu. Xe “đo” mức độ thành công, thăng quan tiến chức của cậu sinh viên nghèo sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp. Xe là “chén cơm” của bác xe ôm, người lao động nghèo. Và cũng là “thước đo” sự giàu nghèo, sang hèn của con người trong xã hội.v.v… và v.v…
Để tất cả mưu cầu đó được vận hành, phải cần có xăng cho xe chạy- vì xe không thể ăn cỏ hay (chưa thể) chạy bằng nước. Xài xăng là một chuyện. Xăng xịn hay dỏm, tốt hay xấu là một chuyện khác. Cuộc sống lên xe hơi xuống xe máy (vì đã hết thời lên voi xuống ngựa) tưởng là rất sung sướng, đâu ngờ đeo mang những bất an. Tình trạng cháy nổ xe máy, ôtô xảy ra liên tục, ở nhiều nơi khiến người người lái xe… trong sợ hãi.
Một kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc nhiều cơ quan khoa học tại TP Hồ Chí Minh, đã đưa ra kết luận 3 nhóm nguyên nhân gây cháy xe máy. Đó là sử dụng nguyên liệu kém chất lượng như xăng pha methanol, ethanol; sự chập mạch của hệ thống điện; các yếu tố khách quan và chủ quan của người sử dụng.
Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh cho biết phân tích 154 mẫu xăng trên thị trường, phát hiện 35 mẫu có chứa methanol. Methanol là một loại rượu (nhưng rất độc), nhẹ, dễ bay hơi, không màu, dễ cháy. Khẳng định có xăng pha, chẳng hạn nếu pha 3% methanol vào xăng A92 để giả xăng A95, pha 5% methanol vào A83 để ra A88, sau đó “lên đời” A88 lên A92 bằng cách thêm các phụ gia, hóa chất khác vào. Nhưng theo ngành chức năng, để xác định có methanol trong xăng đã khó. Để kết luận doanh nghiệp có pha trộn methanol vào xăng hay không càng khó hơn. Người tiêu dùng nhận biết được xăng mình mua có bị pha methanol càng... khó hơn lên trời!
Bộ Tài chính cho hay, sắp tới sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra 6 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Sự bất an của người dân do cháy nổ xe cũng đã được đưa lên bàn nghị sự của Quốc hội. Và, người dân luôn mong muốn được bình yên trên “con trâu sắt” của mình!
LAN THƯƠNG |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin