
Theo trang transfermarkt, sau khi bất ngờ tăng vọt từ 7,3 triệu USD lên 37 triệu USD ở năm 2020 dù dịch COVID-19 vẫn hoành hành thì mới đây tổng giá trị V-League đã tăng lên thêm 0,61 triệu USD.
![]() |
V-League đã bắt đầu có chỗ đứng trong bóng đá khu vực. |
Theo trang transfermarkt, sau khi bất ngờ tăng vọt từ 7,3 triệu USD lên 37 triệu USD ở năm 2020 dù dịch COVID-19 vẫn hoành hành thì mới đây tổng giá trị V-League đã tăng lên thêm 0,61 triệu USD.
Năm 2019, V-League gần như “vô hình” trên bản đồ chuyển nhượng bóng đá quốc tế khi hầu hết các cầu thủ không được trang transfermarkt định giá.
Nhưng đến khoảng tháng 7/2020, giá trị của V-League bất ngờ nhảy vọt từ 7,3 triệu USD lên 37 triệu USD và đứng ở vị trí thứ 3 Đông Nam Á (sau Thái Lan và Indonesia). Những tưởng đại dịch sẽ khiến V-League điêu đứng thì theo thống kê của trang transfermarkt, tổng giá trị V-League đã tăng lên thêm 0,61 triệu USD, lên 37,61 triệu USD.
Không chỉ vậy, V-League còn liên tục “nhảy bậc” trên BXH của LĐBĐ Châu Á (AFC). Theo cập nhật mới nhất của trang Footy Ranking (trang cơ sở dữ liệu thuộc AFC), V-League đang đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á (sau Thái Lan) và đứng thứ 6 ở khu vực Đông Á.
Tính trên bình diện Châu Á, V-League xếp hạng 13 trong số các giải VĐQG mạnh, đứng trên cả Giải Vô địch Úc.
Với thứ hạng hiện tại, bóng đá Việt Nam sẽ có thêm 1 suất dự play-off AFC Champions League vào năm 2023 sau khi có suất vào thẳng vòng bảng từ năm 2021.
Đây thực sự là bước tiến lớn nếu biết rằng năm 2019, V-League còn xếp sau cả Giải Vô địch Philippines- quốc gia không hề chuộng bóng đá.
Dù V-League tăng giá nhưng chưa thể lấy đó làm lý do để thu hút các nhà tài trợ. Tuy nhiên, việc V-League tăng giá rất có lợi cho các cầu thủ Việt Nam trong việc chuyển nhượng quốc tế.
PV (tổng hợp)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin