Thầy Park à, lần này hãy để NHM chúng tôi được tự… thưởng cho mình "một giấc mơ", tiếp nối giấc mơ bay bổng của thầy ở SEA Games vừa qua nhé! Giấc mơ này hẳn là ở một tầm vóc khác và nó không hề dễ dàng chút nào. Chúng tôi mơ "sẽ có một chuyến bay đưa cả 2 đội bóng nam nữ cấp độ quốc gia Việt Nam đến thẳng Olymic Tokyo Nhật Bản!"
Thầy Park à, lần này hãy để NHM chúng tôi được tự… thưởng cho mình “một giấc mơ”, tiếp nối giấc mơ bay bổng của thầy ở SEA Games vừa qua nhé! Giấc mơ này hẳn là ở một tầm vóc khác và nó không hề dễ dàng chút nào. Chúng tôi mơ “sẽ có một chuyến bay đưa cả 2 đội bóng nam nữ cấp độ quốc gia Việt Nam đến thẳng Olymic Tokyo Nhật Bản!”
Tại Sea Games 30 vừa qua ở Philippines, trước khi bước vào trận đấu cuối cùng của U.22 Việt Nam, thầy Park có câu nói quá hay rằng: “Tôi có một giấc mơ”. Và giấc mơ đã hiện thực hóa một cách không thể tuyệt vời hơn; khi các cô gái vàng của ĐT nữ Việt Nam hạ gục người Thái trong một trận cầu “bứt hơi”, thì thầy Park cùng các học trò của mình đã hoàn thành nhiệm vụ trước NHM cả nước.
Vậy liệu lần này, tại VCK U.23 Châu Á 2020, diễn ra tại Thái Lan từ ngày 8/1/2020 đến ngày 26/1/2020, thì sao? Trong tương quan 4 bảng đấu, rõ ràng U.23 Việt Nam với tư cách đương kim Á quân của giải, nên có lợi thế hạt giống đã rơi vào bảng D tương đối dễ thở với Triều Tiên, Jordan và UAE.
Tuy nhiên, nếu bước vào lượt đấu loại trực tiếp ở vòng tứ kết, chúng ta phải gặp một trong những “gã khổng lồ” của Châu Á ở bảng C, gồm: Uzbekistan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Iran, đây chính là bảng đấu được xem nặng nhất, ngoại trừ đội U.23 Trung Quốc là tương đối yếu thế hơn phần còn lại.
Như vậy, với nhánh đấu này hy vọng U.23 Việt Nam thật sự xuất sắc để đứng đầu bảng D và cầu mong tránh được tình huống “khó xử” là không phải sớm chạm trán Hàn Quốc ở vòng tứ kết. Theo sắp xếp thì nhất D gặp nhì C và nhì D gặp nhất C.
Liệu chúng ta có thể lập lại kỳ tích ở Thường Châu (Trung Quốc) hồi 2 năm trước không? Thật sự không hề đơn giản, nhưng không phải là nhiệm vụ bất khả thi.
Đội U.23 Việt Nam lần này có những lợi thế nhưng cũng có nhiều điểm bất lợi so với VCK U.23 Châu Á năm 2018. Đó là thời điểm HLV Park Hang- seo mới vừa làm việc với bóng đá Việt Nam được vài tháng, chưa có sự hiểu biết nhiều; nhưng ở đó, Việt Nam như đội bóng từ trong bóng tối chưa nhận được sự quan tâm nhiều của các đối thủ.
Do đó, yếu tố bất ngờ đã góp phần giúp cho U.23 Việt Nam năm đó trở thành chú ngựa ô, quật ngã mọi đối thủ sừng sỏ của châu lục để hiên ngang bước vào “trận cầu tuyết” lịch sử.
Trận cầu quả cảm, đầy cảm xúc đã lay động hàng triệu trái tim của NHM cả nước và cả Châu Á. Nhưng lần này thì khác, U.23 Việt Nam của thầy Park sẽ được các đối thủ “soi” rất kỹ, chúng ta không còn yếu tố bất ngờ; nhưng ngược lại chúng ta đã ở một trình độ cao hơn nhiều sau hơn 2 năm làm việc cùng HLV Park Hang- seo và đội ngũ trợ lý của ông.
Chỉ có lập lại kỳ tích ở Thường Châu (Trung Quốc), chúng ta mới nắm được chiếc vé đến Olympic Tokyo (Nhật Bản). Hoặc ít nhất phải lọt vào bán kết, nếu có đội chủ nhà Nhật Bản thì đương nhiên 3 đội còn lại đều có vé; trường hợp không có Nhật Bản, thì sẽ tranh hạng 3 để chọn ra tốp 3 có vé tham dự Olympic Tokyo 2020.
Nó là một sứ mệnh quá nặng nề, nhưng NHM vẫn luôn có một niềm tin và hy vọng. Còn chúng tôi, sẽ tiếp tục nối dài giấc mơ đẹp cho bóng đá Việt Nam trong năm 2020. Chúng tôi mơ “Sẽ có một chuyến bay đưa cả 2 đội bóng nam nữ cấp độ quốc gia Việt Nam đến thẳng Olymic Tokyo Nhật Bản!”
Bảng A |
Bảng B |
Bảng C |
Bảng D |
Thái Lan |
Qatar |
Uzbekistan |
Việt Nam |
Iraq |
Nhật Bản |
Hàn Quốc |
Triều Tiên |
Australia |
Saudi Arabia |
Trung Quốc |
Jordan |
Bahrain |
Syria |
Iran |
U.A.E |
- NGỌC TRẢNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin