Cuộc chiến giữa FIFA và UEFA sẽ diễn ra gay gắt trong thập kỷ tới, đó là điều chắc chắn khi mà cơ quan quyền lực nhất trong giới bóng đá quyết định tổ chức giải đấu giành cho các câu lạc bộ hàng đầu.
Cuộc chiến giữa FIFA và UEFA sẽ diễn ra gay gắt trong thập kỷ tới, đó là điều chắc chắn khi mà cơ quan quyền lực nhất trong giới bóng đá quyết định tổ chức giải đấu giành cho các câu lạc bộ hàng đầu.
Cuộc chiến giữa FIFA và UEFA bắt đầu. |
Giữa tháng 11 vừa qua, trước ngôi nhà "Home of FIFA" ở Thụy Sỹ hàng đoàn xe sang trọng chở một số nhân vật quyền lực trong làng bóng đá ở các châu lục khác nhau kéo tới trụ sở Liên đoàn bóng đá Thế giới.
Giới báo chí hoàn toàn không được thông báo gì về sự kiện này, nhưng vẫn có rất nhiều phóng viên có được thông tin. Họ ngạc nhiên khi nhìn thấy những quan khách tham dự đến từ những châu lục khác nhau trên toàn thế giới. Những người này mang theo một kế hoạch và muốn biến nó thành hiện thực để làm thay đổi trật tự bóng đá thế giới.
Các phóng viên nhìn thấy đại diện của Real Madrid, AC Milan, Auckland City (New Zealand). Ngoài ra còn có Boca Juniors và River Plate đến từ Argentina, Club América - Mexico, Hằng Đại Quảng Châu (Trung Quốc) và TP Mazembe (Congo). Tất nhiên, người không thể vắng mặt đó là chủ tịch FIFA Gianni Infantino.
Sau cuộc gặp mặt trong tại phòng kín, một tổ chức có tên "World Football Club Association" (WFCA) ra đời. "Hiệp hội câu lạc bộ bóng đá thế giới" này ra đời để làm gì và ai cần đến nó?
Gianni Infantino cần nó và ông ta hy vọng, nó sẽ là vũ khí sắc bén nhất giúp FIFA chống lại UEFA với kẻ đang cầm đầu bưởng bỉnh Aleksander Ceferin (chủ tịch UEFA, người Slovenia) trong cuộc chiến tranh giành miếng bánh bản quyền truyền hình với UEFA Champions League.
Trong khi World Cup 2018 ở Nga FIFA thu về 4,8 tỷ euro thì mỗi năm số tiền UEFA cthu được từ riêng bản quyền truyền hình cho hai giải Champions League và Europa League đã lên đến 3,25 tỷ euro và sẽ còn tăng nữa trong tương lai.
Đây thực sự là "con mồi" mà Gianni Infantino đang nhắm tới, và nó cũng là nguyên nhân tổ chức WFCA ra đời. Nói tóm lại, ông ta muốn UEFA chia phần!
Tổ chức vừa ra đời WCFA sẽ mang về tiền tỷ cho ngân quỹ FIFA khi họ tổ chức và phát triển một giải đấu mới mang tên "Giải vô địch thế giới các câu lạc bộ." (Club World Cup).
Tính cho đến thời điểm hiện tại, giải đấu này mặc dù đã có nhưng không thu hút được nhiều người hâm mộ. Sau mỗi mùa giải, một vài các câu lạc bộ ở các châu lục gặp nhau thi đấu và thường thì các đội bóng châu Âu sẽ đoạt cúp.
Trong mắt người hâm mộ bóng đá châu Âu, người ta coi đây chỉ như một kỳ thử nghiệm đội hình. Infantino nhìn thấy cơ hội, ông muốn phát triển và thay đổi nó thành một sự kiện toàn cầu. Biến giải đấu này thành đối trọng cạnh tranh với Champions League của UEFA.
Năm 2021 tới đây, giải đấu sẽ lần đầu sẽ được tổ chức ở Trung Quốc với 24 đội tham gia. Infantino tuyên bố: "Ý tưởng của tôi là một ngày nào đó sẽ tổ chức giải đấu này với sự tham gia của khảng 40-50 câu lạc bộ đến từ mọi châu lục trên thế giới tranh chức vô địch."
Florentino Pérez là người mà Infantino kỳ vọng trong tương lai sẽ đại diện cho tiếng nói của các câu lạc bộ châu Âu. (Nguồn: Getty Images) |
Điều này cũng có nghĩa là, Infantino muốn tấn công thị trường bóng đá tiền tỷ ở cấp câu lạc bộ mà từ trước đến nay UEFA đang là người được hưởng lợi nhiều nhất, khi ông tổ chức một giải đấu kéo dài đến 4-6 tuần ở một châu lục hay quốc gia nào đó.
Để thực hiện ý định này, Infantino đã lôi kéo tất cả các thành viên đồng minh mà ông có thể thuyết phục được. Người tạm thời đứng đầu tổ chức mới ra đời WFCA là chủ tịch Real Madrid Florentino Pérez - người mà Infantino kỳ vọng trong tương lai sẽ đại diện cho tiếng nói của các câu lạc bộ châu Âu ở FIFA chứ không phải UEFA và Aleksander Ceferin.
Rất khéo léo, Florentino Pérez giải thích về ý định này của FIFA: "Với giải vô địch thế giới cấp câu lạc bộ, chúng tôi muốn phát triển bóng đá tới mọi nơi trên hành tinh..."
Ý định tấn công thị phần của Infantino không khiến UEFA quá ngạc nhiên và càng không bất ngờ trước yêu cầu của FIFA gửi 12 câu lạc bộ tới giải vô địch thế giới. Tuy nhiên, để bảo vệ cho sự hấp dẫn của Champions League, Aleksander Ceferin chỉ cho phép 8 câu lạc bộ tham gia.
Theo kế hoạch hiện nay, giải vô địch các câu lạc bộ 2021 ở Trung Quốc sẽ có 24 đội tham gia. Châu Âu góp mặt với 8 đội, đó là 4 đội chiến thắng Champions League và 4 đội Europa League tính từ 2021 ngược về trước.
Tất nhiên, Infantino không thể đồng ý vì theo dự định này tất cả những câu lạc bộ của Pháp, Italy, Đức và cả Hà Lan sẽ không tham gia. Trên đấu trường thế giới, Pháp, Italy và Đức là những giải đấu không kém hấp dẫn so với Tây Ban Nha hay Anh.
Infantino và FIFA dự định sẽ chi tổng cộng 10,25 tỷ euro cho 4 giải đấu tới đây, mỗi giải hơn 2,5 tỷ. Vậy, Infantino sẽ lấy tiền đó ở đâu ra và tiền bản quyền truyền hình sẽ bán được bao nhiêu khi không có những câu lạc bộ đông thành viên nhất ở châu Âu như Bayern, Dortmund, Inter, AC Milan, Paris Saint-Germain hay Manchester City... không tham dự?
Thị trường truyền hình và khách du lịch đi xem bóng đá từ Pháp hay Đức và một số quốc gia giàu có tiềm năng khác sẽ mất trắng.
Chính vì thế, Infantino một mình làm ra "WFCA"! Không một Liên đoàn bóng đá nào và cả Hiệp hội các câu lạc bộ châu Âu (ECA) được thông báo! Tổ chức này sẽ là tiếng nói của UEFA, " WFCA" sẽ đại diện cho các câu lạc bộ cử những ai vào bao nhiêu câu lạc bộ đi tham gia giải đấu do Infantino tổ chức.
Nói một cách khác, Infantino muốn dùng "WFCA" làm đảo chính lấy đi một phần quyền lực của chủ tịch UEFA Aleksander Ceferin.
Infantino và FIFA dự định sẽ chi tổng cộng 10,25 tỷ euro cho 4 giải đấu tới đây, mỗi giải hơn 2,5 tỷ.
Chưa đầy một tuần sau, ECA họp ở Vienna, Áo. Phần nghị sự quan trong nhất trong lần gặp mặt này không gì khác ngoài việc xuất hiện của tổ chức "WFCA."
Đại diện cho Real Madrid là phó chủ tịch Pedro López bị đẩy lên bục chất vấn. Trước sự phẫn nộ của Aleksander Ceferin và nhiều câu lạc bộ khác, Pedro López phải xin lỗi vì đã không thông báo trước cho ECA, ông ta lấy làm tiếc và coi nó như một việc đã rồi!
Cùng với UEFA, ECA lên kế hoạch phản công bằng cách tổ chức lại Champions-League trong những năm tới.
Bước thứ nhất, từ năm 2024 rất có thể vẫn là 32 đội tham gia nhưng thay vì 8 bảng 4 đội họ sẽ chia 4 bảng 8 đội, trong số đó có tới 16 đội hàng đầu sẽ được chỉ định có quyền thi đấu, không phụ thuộc vào thành tích trên bảng xếp hạng ở giải vô địch quốc gia.
Với quyết định này, những câu lạc bộ hàng đầu sẽ luôn đảm bảo được thu nhập từ Champions League và có thêm tiền truyền hình do phải thi đấu nhiều hơn.
Bước thứ hai, ECA đang bàn thảo kế hoạch, cho phép các đội chiến thắng giải giải đấu cấp câu lạc bộ ở châu lục khác được quyền tham gia Champions League. Ví dụ như câu lạc bộ chiến thắng Copa Libertadores ở Nam Mỹ sẽ sang châu Âu thi đấu.
Cuộc chiến giữa FIFA và UEFA sẽ diễn ra gay gắt trong thập kỷ tới, đó là điều chắc chắn. Trước thị trường đang được số hóa trên toàn cầu phát triển đến chóng mặt và không ai có nói trước nó sẽ đi đến đâu. Ai nắm được bản quyền, người đó sẽ có tiền!
Mặc khác, những người làm bóng đá cũng đang đối mặt với một thực tế là các giải đấu sẽ trở nên quá tải, người hâm mộ nhàm chán, sức "mua dịch vụ" trở nên có hạn. Và việc họ phải cắn xé lẫn nhau để tranh dành thị phần là điều tất nhiên./.
Theo Thắng Trương (Vietnam+)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin