Theo thông báo của Liên đoàn Bóng chuyền (LĐBC) Việt Nam, Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia (VĐQG) từ năm 2019 có vài thay đổi về phương thức thi đấu và dự kiến sẽ rút ngắn xuống còn 8 đội theo lộ trình đến hết năm 2020.
Theo thông báo của Liên đoàn Bóng chuyền (LĐBC) Việt Nam, Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia (VĐQG) từ năm 2019 có vài thay đổi về phương thức thi đấu và dự kiến sẽ rút ngắn xuống còn 8 đội theo lộ trình đến hết năm 2020.
Những cựu binh xuất sắc của đội bóng chuyền nam XSKT Vĩnh Long trước đây: Hoàng Thương (9, TP Hồ Chí Minh) đối đầu với Thanh Thuận (7). |
Vào thời điểm hiện tại, số lượng các đội bóng chuyền ngày càng giảm, nhiều đội cũng đang bấp bênh giữa việc tiếp tục duy trì hay phải dừng hẳn cuộc chơi, nhất là các đội hạng A.
Song song, với việc giảm số lượng các đội bóng tham dự sân chơi cao nhất của bóng chuyền Việt Nam thì một trong những vấn đề quan tâm là thể thức thi đấu của giải đã quá lỗi thời. Nhiều trận đấu có dấu hiệu “xin- cho”, bên cạnh việc bốc thăm chia bảng thường mang tính chất may rủi, thậm chí nhiều đội bóng trong vài năm không gặp nhau lần nào.
Theo ông Lê Trí Trường- Tổng Thư ký LĐBC Việt Nam: “LĐBC Việt Nam đã đưa ra phương án để xây dựng lại thể thức thi đấu và thời gian thi đấu cho hợp lý với Giải Bóng chuyền VĐQG. Nếu chỉ chia bảng như hiện nay, có những đội bóng rơi vào cùng bảng được xem là nặng ký của giải.
Bóng chuyền Việt Nam còn nghèo, kinh phí các đội bóng còn hạn hẹp do vậy chúng ta không thể chơi theo dạng League như Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc,… đang áp dụng (giống như bóng đá V-League, hạng nhất quốc gia ở Việt Nam). Nhiều đội bóng chế độ đãi ngộ còn rất thấp, nói gì đến kinh phí di chuyển máy bay sân nhà, sân khách và kéo dài thời gian thi đấu.
Hơn thế, điều kiện cơ sở vật chất của các đội bóng đã là đủ tiêu chuẩn để tổ chức thi đấu chuyên nghiệp hay chưa? Nhìn chung, ở thời điểm hiện tại, bóng chuyền Việt Nam còn thiếu nhiều yếu tố để nói là chuyên nghiệp. Thế nhưng không vì vậy mà chúng ta không thể có một giải VĐQG với thể thức thi đấu hấp dẫn”.
Hiện có một thực trạng các giải đấu của bóng chuyền Việt Nam có dấu hiệu “xin- cho”, nhưng chưa có biện pháp để giải quyết triệt để. Kẽ hở chính là nằm ở thể thức thi đấu lạc hậu.
Đơn cử 10 đội bóng nam hoặc nữ sau khi bốc thăm được chia làm 2 bảng, vòng 1 chỉ có 5 đội bóng đó gặp nhau và vòng 2 cũng như vậy. Cuộc cạnh tranh chỉ nằm ở top đầu hoặc nhóm dưới, các đội bóng trụ hạng ở nhóm giữa gần như thiếu mục tiêu hoặc tính cạnh tranh.
Thậm chí như năm 2018, bảng đấu với sự góp mặt của Sanest Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh và Tràng An Ninh Bình tỏ ra quá mạnh nhưng chỉ chọn ra có 2 đội vào bán kết. Tương tự ở nội dung của nữ, việc cạnh tranh tấm vé trụ hạng là thiếu công bằng với: Truyền hình Vĩnh Long, Quảng Ninh, Hóa chất Đức Giang Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Hùng Sơn- Phó Giám đốc Trung tâm Huấn luyện thi đấu TDTT tỉnh Vĩnh Long: “Với những bất cập trước đây, những quyết định thay đổi thể thức thi đấu của Giải Bóng chuyền VĐQG năm 2019 là hợp lý. Theo đó, dựa vào kết quả giải VĐQG năm 2018, BTC sẽ tiến hành bốc thăm chia bảng theo hạt giống như thường lệ. Tuy nhiên, sau khi kết thúc vòng 1, căn cứ vào kết quả sẽ chia lại bảng ở vòng 2.
Theo đó, các đội hạng 2, 4 sẽ gộp với hạng 1, 3, 5 ở bảng còn lại (hoán đổi vị trí của 2 bảng). Với cách chia lại bảng như trên, tránh được tình trạng nhiều đội bóng như hiện nay là vay vòng 1, trả vòng 2, hay các đội có trình độ tương đương gần như sẽ phải gặp nhau để đánh giá rõ về thực lực tránh tình trạng chia điểm như trước đây”.
Bóng chuyền đang ở trong giai đoạn khó khăn cả về tài chính lẫn tìm ra được những con người làm được việc. Bởi vậy, đã có những bất cập trong hoạt động của môn thể thao chỉ đứng sau bóng đá về số lượng người hâm mộ trên cả nước.
Trước mùa giải mới 2019 chắn chắn sẽ kịch tính, quyết liệt hơn so những mùa giải trước. Dự kiến BTC giải cùng các đội bóng sẽ bốc thăm vào giữa tháng 2/2019 và đầu tháng 3/2019 giải chính thức khai mạc tại Bắc Ninh, Ninh Bình.
Sự biến động về nhân sự đang là nỗi lo của các lãnh đạo đội bóng, đơn cử như đội nam XSKT Vĩnh Long trong mấy năm qua, có 5 trụ cột đã chia tay do chuyển nhượng về CLB khác, hiện thi đấu trong màu áo ĐT quốc gia: Nguyễn Hoàng Thương, Từ Thanh Thuận, Nguyễn Văn Dữ, Nguyễn Văn Học, Nguyễn Thanh Tú. |
Bài, ảnh: DƯƠNG THU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin