Ngài Park đã xây dựng cho đội tuyển Việt Nam một triết lý bóng đá riêng: Giá trị của sự xuất hiện cầu thủ trên sân không phụ thuộc vào thời gian, là anh hiện diện 90 phút hay 5- 10 phút cuối trận đấu.
1. Ngài Park đã xây dựng cho đội tuyển Việt Nam một triết lý bóng đá riêng: Giá trị của sự xuất hiện cầu thủ trên sân không phụ thuộc vào thời gian, là anh hiện diện 90 phút hay 5- 10 phút cuối trận đấu.
Và do đó, ranh giới giữa “đá chính” hay “dự bị” hầu như khá mờ nhạt, mong manh. Điều này, ngài Park đã thể hiện thành một chuỗi hệ thống trong suốt quá trình dẫn dắt các đội tuyển Việt Nam.
Riêng trong lúc này đây, tôi muốn nói về cái triết lý bóng đá độc đáo đó, ứng vào cú sút thần sầu, lạnh lùng như một sát thủ kết liễu số phận trận đấu của Công Phượng, ở trận bán kết lượt về AFF SUZUKI CUP 2018 trên sân vận động quốc gia Mỹ Đình tối 6/12.
Người hâm mộ vui mừng khi đội tuyển Việt Nam vượt qua đội tuyển Philippines với tỷ số 2-1 (chung cuộc 4-2). DƯƠNG THU |
Cảm ơn ông thầy Park, cảm ơn các tuyển thủ Việt Nam và cảm ơn cả cái màu đỏ rực lửa trên sân Mỹ Đình, tất cả đã làm nên một không gian, một không khí tuyệt vời của trận cầu mang tính sinh tử, không dành chỗ cho sự sai sót.
Trước trận đấu, tôi có “bình lựng vỉa hè” với các bạn cà phê thế này: Công Phượng sẽ tiếp tục được tung vào sân ở khoảng 20 phút cuối hiệp 2 và anh ấy sẽ ghi bàn. Vì sao tôi có thể dự đoán chắc nịch như vậy?. Có mấy lẽ thế này.
Nhắc lại cú bứt tốc dốc bóng từ biên trái ở trận bán kết lượt đi, cái cách rê bóng như kẻ một đường thẳng từ biên vào giữa cầu môn, lừa bóng qua hàng loạt hậu vệ đối phương rồi lạnh lùng sút vào góc cận thành, đó là đặc sản của cái chân trái quái dị của tuyển thủ Hà Lan Robben.
Nhưng với Công Phượng, anh có cách dứt điểm đa dạng hơn với những phương án biến hóa bằng cả 2 chân nên thật khó lường.
Khi mà Công Phượng sút ra ngoài ở trận bán kết lượt đi, tôi tin tưởng rằng ông thầy Park sẽ muốn anh lập lại tình huống đó lần nữa, cũng y như vậy và các tuyển thủ Philipine sẽ đinh ninh sẵn phương án đánh chặn cũng… y như vậy và có sửa sai là các mũi đánh chặn sẽ bịt các lối đi kỹ càng hơn.
Rõ ràng cú dốc bóng xuống biên trái và rê bóng vào trong của Công Phượng lần này đã được đối phương quá… tự tin với 3 cái bóng lừng lững khóa chặt lối vào trung lộ, không còn lỏng lẻo như trước.
Đây chính là cái bẫy, một tuyệt chiêu mà thầy Park và Công Phượng dành cho đối thủ; nhưng trước đó tôi cũng đinh ninh Phượng sẽ ngoặt bóng lại thôi, có điều không thể ngờ rằng cái cách dứt điểm của anh nó hoàn hảo, lạnh lùng bằng chân trái để vẻ nên một đường đi tuyệt hảo như thế.
Cú dứt điểm của Công Phượng đã thực hiện được ý đồ âm thầm của ông thầy hẳn đã dặn dò rất kỹ trước trận đấu; đồng thời thể hiện sự hoàn hảo của cái chân trái quyết đoán sút vào góc khép thành bàn thể hiện sự hoàn thiện kỹ năng ghi bàn và bản năng sát thủ của Công Phượng.
Nếu đây là cú sút của Quang Hải- một cầu thủ có kèo trái thì là chuyện bình thường, còn cú sút chân trái của Công Phượng mới là điều kỳ diệu.
Nhưng cái mà mọi người phải thán phục là sự tinh tế, tinh quái trong cách đọc trận đấu của ngài Park, là sẽ tung con át chủ bài của mình vào thời điểm nào.
Không sớm hơn, cũng không thể muộn hơn và 10 phút cuối trận đấu để anh thực hiện sứ mệnh của cả trận đấu, đó chính là niềm kiêu hãnh của những chiến binh xuất phát từ băng ghế dự bị.
Đó là triết lý bóng đá không có sự phân biệt của vai chính và vai phụ, mà toàn đội như những quân cờ được bày binh bố trận tùy thuộc từng trận đấu, từng đối thủ mà được tung vào sân như thế nào.
Tất cả thực hiện một nhiệm vụ là chiến thắng; chiến thắng của toàn đội đã chiến thắng mọi suy nghĩ riêng tư, cá nhân.
Sau chiến thắng của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ xuống đường ăn mừng với chiếc cup vô địch (mô phỏng) diễu hành khắp phố. DƯƠNG THU |
2. Giờ là lúc chúng ta hướng đến trận chung kết với đối thủ đã thua chúng ta ở vòng bảng là Malaysia. Một đối thủ càng đá, càng hay và họ đã đá văng đương kim vô địch giải đấu ngay trên đất Thái.
Ngay lúc này, chúng ta hãy quên đi chiến thắng 2- 0 ở vòng bảng và tôi nhớ lại có một EURO 1988 với những cầu thủ thiên tài và những huấn luyện viên xuất chúng cùng xuất hiện dày đặc.
Trong đó, dàn sao thiên tài Hà Lan đã thua ông già gân Valery Lobanovsky và đội bóng Liên Xô được xem là “Dynamo Kiev mở rộng” ở vòng bảng với tỷ số 0- 1;
nhưng gặp lại ở chung kết, khi Van Basten có được vị trí chính bên cạnh Rijkaard, Gullit họ đã “vỗ mặt” Liên Xô với tỷ số 2- 0 và lên ngôi vô địch EURO 1988.
Thế hệ vàng của Hà Lan lên ngôi, cũng nhờ sự góp phần của may mắn khi Liên Xô đã mất hậu vệ Oleg Kuznetsov (bị treo giò) ở chung kết.
Và khi mất đi mắt xích quan trọng Kuznetsov ở hàng hậu vệ thì cả hệ thống tuyệt vời của HLV Valery Lobanovsky sụp đổ.
Dài dòng để mà tuyệt đối cẩn trọng, tôn trọng đối thủ trong 2 trận cầu cuối cùng để chúng ta có thể nâng cao chiếc cup vô dịch trên tay.
Đương nhiên, thầy Park không hề có một mảy may nào khinh xuất, nhưng chúng ta cũng vô cùng hội hộp chờ đợi, cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với đội tuyển yêu quý của chúng ta.
Bởi bóng đá, ngoài những yếu tố chuyên môn, luôn chực chờ những yếu tố bất ngờ từ những tình huống may mắn cả trong và ngoài sân cỏ.
Chúc mừng đội tuyển quốc gia đã trở lại đường đua chinh phục giấc mơ vàng sau 1 thập niên mỏi mòn mong đợi.
Chúc đội tuyển Việt Nam cùng thầy Park đi đến cái đích cuối cùng, để hàng chục triệu trái tim người Việt Nam lại tiếp tục có được những phát giây kiêu hãnh, ngập tràn cảm xúc thăng hoa!.
NGỌC TRẢNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin