Ở các đợt tập trung đội tuyển quốc gia gần đây, Thái Lan gây chú ý bằng việc gọi các cầu thủ sinh ra và lớn lên tại châu Âu tham dự các trận giao hữu quốc tế. Đây là những cầu thủ có gốc gác Thái Lan, nhưng thể hình và phong cách chơi bóng như người phương Tây.
Ở các đợt tập trung đội tuyển quốc gia gần đây, Thái Lan gây chú ý bằng việc gọi các cầu thủ sinh ra và lớn lên tại châu Âu tham dự các trận giao hữu quốc tế. Đây là những cầu thủ có gốc gác Thái Lan, nhưng thể hình và phong cách chơi bóng như người phương Tây.
Cần lưu ý chi tiết khác với Indonesia hay gần đây là Malaysia nhập tịch cho cầu thủ hoàn toàn có gốc nước ngoài, cầu thủ sinh ra và lớn lên tại châu Âu, được khoác áo đội tuyển Thái Lan đều là những cầu thủ có dòng máu Thái Lan trong người.
Những cầu thủ này có thể có nơi sinh là các quốc gia châu Âu, nhưng vẫn mang một phần dòng máu Thái Lan, đồng thời không xa lạ hoàn toàn với nền văn hoá Thái.
Nói cách khác, họ là những Thái kiều. Khác biệt lớn nhất giữa các cầu thủ như Marco Ballini (sinh tại Italia, 20 tuổi, cao 1m99), Manuel Tom Bihr (sinh tại Đức, 25 tuổi, cao 1m84) và Philip Roller (sinh tại Đức, 24 tuổi, cao 1m76) so với cầu thủ thuần Đông Nam Á, là thể hình.
Những cầu thủ sinh ra và lớn lên tại châu Âu sẽ cải thiện đáng kể thể hình và khả năng chống bóng bổng cho đội tuyển Thái Lan |
Marco Ballini và Philip Roller tham dự trận giao hữu giữa đội tuyển Thái Lan với Hong Kong (Trung Quốc) vào ngày 11/10 vừa qua, còn Manuel Bihr có tên trong danh sách đội tuyển Thái Lan vượt qua Trinidad & Tobago ở trận giao hữu cách nay 2 ngày.
Nhìn chung, sự có mặt của các cầu thủ sinh ra tại châu Âu vừa nêu giúp đội tuyển Thái Lan cải thiện đáng kể về thể hình, cũng như khả năng chống bóng bổng – yếu tố mà các đội bóng Đông Nam Á luôn thiệt thòi so với phần còn lại của bóng đá thế giới.
Có thể thấy rằng, việc Thái Lan sử dụng những cầu thủ sinh ra và lớn lên tại châu Âu cho đội tuyển quốc gia nước họ, ngoài việc đối phó với chính sách nhập tịch ồ ạt của các đội bóng khác tại khu vực Đông Nam Á, điển hình là Philippines, Malaysia và Indonesia, còn là để nhắm đến Asian Cup vào đầu năm sau.
Ở AFF Cup 2018, trước tham vọng giành cúp vô địch quá lớn của các đội Philippines, Malaysia cũng như Indonesia, dẫn đến tình trạng “nhập khẩu” cầu thủ gốc ngoại tràn lan ở cấp độ đội tuyển quốc gia, Thái Lan cần có những cầu thủ có thể hình và thể lực tương đương để khống chế các cầu thủ tấn công gốc ngoại vừa được “nhập khẩu” vào Đông Nam Á.
Chỉ có điều, như đã nói ở trên, Thái Lan khác với Malaysia và Indonesia, chạy đua theo thành tích bằng mọi giá, nhập tịch cho cầu thủ không có gốc gác nước mình, Thái Lan chỉ nhắm đến cầu thủ Thái kiều, vừa có ưu thế về thể hình, thể lực, vừa không xa lạ với văn hoá Thái Lan, cách vận hành nói chung của bóng đá Thái, đội tuyển Thái.
Còn ở Asian Cup 2019, đội tuyển Thái Lan đặt chỉ tiêu gia nhập nhóm đầu châu Á, từng bước gia nhập trình độ của Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran, Australia. Muốn vậy, đầu tiên đội tuyển Thái Lan cần cải thiện thể hình của các cầu thủ, để trước mắt là có thể đá ngang sức với các đội bóng có trình độ châu lục.
Việc đội tuyển Thái Lan sử dụng nhóm các cầu thủ sinh ra tại châu Âu cũng là từng bước chuẩn bị cho điều đó.
Nhìn chung, từ bất kỳ góc độ nào, việc đội tuyển Thái Lan tăng cường lực lượng trước thềm AFF Cup và Asian Cup cũng giúp đội bóng đất Chùa Vàng mạnh hơn, và họ càng trở nên đáng gờm ở khu vực Đông Nam Á, cho thấy khát vọng có thành tích của đội tuyển Thái Lan ở các giải đấu quốc tế là rất lớn, trước mắt là ở AFF Cup 2018.
Theo Dân trí
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin