Không chỉ thu hút người xem bằng những trận cầu nảy lửa hay sự tỏa sáng của những ngôi sao sân cỏ, bóng đá còn tạo được hiệu ứng mạnh mẽ trên thế giới bởi chính những ca khúc về "môn thể thao vua" này.
Hát quốc ca giúp tăng sức mạnh cho các cầu thủ |
Không chỉ thu hút người xem bằng những trận cầu nảy lửa hay sự tỏa sáng của những ngôi sao sân cỏ, bóng đá còn tạo được hiệu ứng mạnh mẽ trên thế giới bởi chính những ca khúc về “môn thể thao vua” này.
Những ca khúc bóng đá có một lịch sử lâu dài. Năm 1898, nhà soạn nhạc người Anh Edward Elgar đã sáng tác nhạc phẩm dương cầm He Banged the Leather for Goal (Anh sút tung trái bóng để ghi bàn), để tôn vinh Billy Malpass, tiền đạo đội Wolverhampton Wanderers.
Hoặc, bản thánh ca Abide With Me (Trung thành bên tôi, với chủ đề về đức tin và sự bất diệt) đã song hành với lịch sử bóng đá kể từ lần đầu được hát tại chung kết FA Cup năm 1972. “Tôi nghĩ nhiều thứ đã thay đổi trong thập niên 60 và 70, khi văn hóa sát lại gần nhau qua bóng đá và âm nhạc” – đó là nhận xét của ông Craig G Pennington, người phụ trách triển lãm đa phương tiện The Art of Football (Nghệ thuật bóng đá) đang diễn ra tại Liverpool nhân dịp World Cup.
Tạo nên sức mạnh
Theo một nghiên cứu gần đây đăng trên European Journal of Sport Science, những cầu thủ hát Quốc ca nước mình với tình cảm nồng nhiệt sẽ có cơ hội chiến thắng cao hơn. Trưởng nhóm nghiên cứu Matthew Slater cho biết: sự say đắm trong tâm lý có ý nghĩa rất quan trọng, tạo nên kết nối và nhiệt thành mạnh mẽ cho cả đội.
Âm nhạc trong bóng đá có lịch sử lâu bền. Giáo sư Steven Mithen, tác giả cuốn The Singing Neanderthals: The Origins of Music, Language, Mind and Body (Người Neanderthal hát: Nguồn gốc của âm nhạc, ngôn ngữ, tâm trí và cơ thể) khẳng định: “Hát cổ động bóng đá là một hành động rất tinh vi. Tiếng hát có trước ngôn ngữ trong lịch sử tiến hóa, khi chúng ta dùng âm nhạc và nhảy múa để kết nối cộng đồng”.
Còn theo Andrew Motion, một cựu Poet Laureate (nhà thơ được chính phủ Anh bổ nhiệm để sáng tác thơ nhân sự kiện đặc biệt – PV), có cả văn hóa dân gian trong các ca khúc bóng đá. “Hát cổ động bóng đá mang tính bản năng”, ông nói với tạp chí The Guardian năm 2009. “Hát cổ động gợi nhớ tới những niềm vui giản dị thời thơ ấu: những giai điệu, ca từ lặp đi lặp lại trên sân chơi. Nhưng nó cũng mang tới cảm giác rằng bài hát khiến ta mạnh hơn, giúp ta đánh bại đối thủ”.
Cuộc chơi chung
FIFA World Cup sản xuất ít nhất một ca khúc chính thức cho mỗi giải đấu kể từ năm 1962. Khởi đầu là ca khúc rock’n’roll El Rock del Mundialdo ban nhạc Chile The Ramblers trình bày. Tiếng Anh có xu hướng trở thành ngôn ngữ chính trong các bài cổ động bóng đá, mặc dù trong kỷ nguyên kỹ thuật số này, ngày một nhiều ngoại lệ.
Tại kỳ World Cup 2002 (Nhật Bản và Hàn Quốc đồng tổ chức), bên cạnh các ca khúc chính thức được chọn là bản Anthem của nhà soạn nhạc người Hy Lạp Vangelis và Boom của ca sĩ – nhạc sĩ người Mỹ Anastacia, còn có Let’s Get Together của nhóm nghệ sĩ nổi tiếng hai nước chủ nhà.
Năm nay, Nga đã chọn Live It Up, ca khúc pha trộn giữa tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha qua sự thể hiện của ngôi sao reggae Nicky Jam cùng rapper người Mỹ Will Smith và giọng ca Kosovo Era Istrefi. Tuy nhiên, giọng ca Uruguay Natalia Oreiro đã pha trộn tiếng Nga vào lời bài hát mừng World Cup của cô, United By Love.
Nhìn chung, các ca khúc World Cup có thể ít nhiều mang hơi thở văn hóa nước chủ nhà nhưng quan trọng nhất vẫn là tinh thần thượng võ và kết nối toàn cầu. Với tiêu chí này, nhiều người đánh giá cao Wavin’ Flagở (Nam Phi – 2010) nhất. Wavin’ Flag mang những thông điệp đầy ý nghĩa của môn thể thao vua, rằng bóng đá “cho bạn tự do, nhiệt huyết, động lực để bay cao hơn”.
Trả lời phỏng vấn năm 2010, chủ nhân ca khúc, rapper K’Naan giãi bày: “Tôi biết mình có thể khiến Wavin’ Flag lạc quan hơn, và nhất là phải có câu “khi tôi lớn lên, tôi sẽ mạnh mẽ hơn”. Tôi muốn mọi người được vui vẻ và cảm thấy được trao quyền”. MV ca khúc được quay ở tất cả các châu lục, trong đó ở châu Á, có Việt Nam.
Tất cả mọi người cùng nhảy
Anh đã chơi World Cup mà không có ca khúc cổ động chính thức từ năm 2010, và gần đây, Bỉ cũng bỏ ca khúc của họ do nhiều chỉ trích chống lại nghệ sĩ Damso. Tuy vậy, nhìn chung, âm nhạc vẫn giữ vai trò quan trọng trong bóng đá.
Âm nhạc cũng là nội dung chính của triển lãm The Art of Football. Triển lãm đặc biệt có sự kiện Disco Socrates (tên tiền vệ tấn công huyền thoại người Brazil, trùng tên với một triết gia Hy Lạp cổ đại). “Chúng tôi có các nghệ sĩ và DJ từ Nigeria, Pháp, Ai Cập và Iran”, ông Pennington hào hứng. “Triển lãm cho ta thấy sức ảnh hưởng và lợi ích lớn lao của âm nhạc và bóng đá”
Bản thân ông Pennington chọn Seven Nation Army của The White Stripes là ca khúc bóng đá kinh điển. “Nó có măt ở khắp các trận đấu từ Đức tới Nam Phi”, ông nói. “Nó có giai điệu mạnh mẽ, trực diện, dễ hát”. Quan trọng hơn, Seven Nation Army đã vượt qua thử thách của thời gian, được người hâm mộ mến chuông khi muốn hò reo, nhảy múa để lên tinh thần cho các cầu thủ của mình.
Theo Thethaovanhoa.vn/BBC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin