Hòa không bàn thắng ngay trên Old Trafford với đội bóng hạng Tư Cambridge United, Manchester United của Louis Van Gaal tiếp tục chuỗi ngày hỗn loạn trong cách sử dụng con người và chiến thuật. Chiến lược gia người Hà Lan lúc này đã bắt đầu một suy nghĩ, "trảm" tân binh.
Louis Van Gaal đang có những toan tính riêng. (Nguồn: Getty)
Hòa không bàn thắng ngay trên Old Trafford với đội bóng hạng Tư Cambridge United, Manchester United của Louis Van Gaal tiếp tục chuỗi ngày hỗn loạn trong cách sử dụng con người và chiến thuật. Chiến lược gia người Hà Lan lúc này đã bắt đầu một suy nghĩ, "trảm" tân binh.
Cụ thể Luke Shaw, và Marcos Rojo đang là 2 cái tên được báo chí Anh nhắc đến nhiều nhất trong kế hoạch thanh trừng của Van Gaal.
Với Shaw, chấn thương là nguyên nhân chính hạn chế khả năng đóng góp của cựu hậu vệ
Việc Van Gaal xoay chuyển liên tục giữa sơ đồ 3-5-2 và 4-4-2 khiến Shaw không thể thích nghi với một vị trí cố định, từ đó đánh mất phong độ xuất sắc trong mùa giải năm ngoái.
Còn Marcos Rojo, thực tế diễn ra theo cách gần như... giống hệt Shaw. Hậu vệ người
Cầu thủ từng có tốc độ chạy nhanh hơn cả Arjen Robben trong kỳ World Cup vừa rồi đến hiện tại vẫn chưa thể tìm ra một hướng đi chính xác cho bản thân tại Old Trafford.
Dễ thấy, hai tân binh này đều đến M.U theo cách khá giống nhau, cụ thể hơn, Quỷ đỏ đều bị ép giá. Khi Patrice Evra muốn rời M.U sang Juventus, và hậu vệ Alexandre Buttner không có tiềm năng thay thế. MU bắt buộc phải tìm ra một phương án để lấp vào chỗ trống đó, Shaw nổi lên như một ứng cử viên tiềm tàng cho vị trí hậu vệ trái khi lọt vào đội hình tiêu biểu của mùa giải.
"Quỷ đỏ" khi đó mất đi sức hút đáng kể sau triều đại tồi tệ của David Moyes, và từ đó bị ép giá. Cần đặt ngược vấn đề trở lại rằng, nếu Shaw chỉ có mức giá khoảng dưới 10 triệu bảng thì liệu Van Gaal đã nghĩ đến chuyện đẩy hậu vệ người Anh đi?
Với Rojo, M.U lúc đó đơn giản không thể cạnh tranh nổi với những Bayern Munich, Dortmund trong những thương vụ mang tên Mehdi Benatia, hay Mats Hummels khi không còn “cái mác” Champions League, sự lựa chọn hậu vệ người Argentina giống như một cách “giật gấu vá vai” thô kệch của "Quỷ đỏ" hơn là một vụ mua bán khôn ngoan.
Việc Van Gaal sẵn sàng trảm các Shaw và Rojo không chỉ mang ý nghĩa MU sẵn sàng xây lại hàng phòng ngự từ đầu mà còn là lời cảnh báo tới các tân binh còn lại của "Quỷ đỏ." Cụ thể là hai “ông sao” Radamel Falcao và Angel Di Maria.
Cả hai đều đến sân Old Trafford với những kỳ vọng rất lớn về việc tạo ra sức bật cho "Quỷ đỏ" trong cuộc đua vô địch hoặc chí ít là suất dư Champions League, thế nhưng, tất cả những gì có được cho đến lúc này chỉ là những nỗi thất vọng.
MU vẫn đang đứng thứ 4 nhưng điểm tựa lớn nhất cho thành tích đó vẫn là các cái tên cũ như Wayne Rooney, Robin Van Persie hay Juan Mata. Sự tròn vai của những cái tên còn lại như Daley Blind hay Ander Herrera không thể che giấu nỗi thất vọng chung cho những chữ ký của M.U trong mùa Hè 2014.
Phí chuyển nhượng lớn, sẽ đi kèm theo những kỳ vọng lớn, với các tân binh có tổng giá trị lên tới hơn 150 triệu bảng, sân Old Trafford dĩ nhiên muốn thấy những điều kỳ diệu.
Những thống kê kinh tế chi tiết đã cho thấy, Manchester United có đủ tiền đến mức mua được cả… Lionel Messi.
Nhưng sự kiên nhẫn thì không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với tiền bạc, Di Maria, Falcao hay bất kì tân binh nào nếu tiếp tục phung phí những cơ hội hoàn toàn có thể bị bật bãi khỏi Old Trafford. Đến lúc đó, MU sẽ lại mua những ngôi sao khác để thay thế, và dần những cái tên như Falcao hay Di Maria cũng sẽ bị lãng quên.
Người giàu có thể thừa tiền, nhưng không thừa những cơ hội./.
Theo TTXVN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin