Sau 3 ngày trình diễn, tranh tài sôi động, hấp dẫn và rực rỡ sắc màu của ngày hội, tối 29/11, tại Quảng trường Hòa Bình (TP Vị Thanh- Hậu Giang) đã diễn ra lễ bế mạc ngày hội Văn hoá- Thể thao và Du lịch (VH,TT và DL) đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VI- 2014.
Sau 3 ngày trình diễn, tranh tài sôi động, hấp dẫn và rực rỡ sắc màu của ngày hội, tối 29/11, tại Quảng trường Hòa Bình (TP Vị Thanh- Hậu Giang) đã diễn ra lễ bế mạc ngày hội Văn hoá- Thể thao và Du lịch (VH,TT và DL) đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VI- 2014.
BTC trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và bằng khen của Bộ VH,TT và DL cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc đóng góp cho ngày hội.
Chương trình bế mạc diễn ra với các tiết mục văn nghệ đặc sắc được tuyển chọn từ liên hoan nghệ thuật, trình diễn trang phục dân tộc do chính các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên là người dân tộc Khmer của 12 đoàn tham gia biểu diễn. Tiếng trống hòa cùng tiếng nhạc ngũ âm rộn rã, sôi động, điệu múa uyển chuyển trong sắc màu trang phục ngày hội rực rỡ cùng với lời ca thiết níu… làm nên nét văn hóa độc đáo bao đời nay của đồng bào Khmer Nam Bộ.
Những tiết mục đặc sắc như: “Ngày vui được mùa” (đoàn chủ nhà Hậu Giang) hay điệu múa rô băm “Những đóa hoa mùa Xuân” (đoàn TP. Hồ Chí Minh); “Đua bò Bảy Núi” (đoàn An Giang); “Phum Sóc ngày mới” (đoàn Bạc Liêu); trình diễn trang phục dân tộc Khmer (đoàn Sóc Trăng),…
BTC trao giải A cho các đoàn đoạt giải.
Ngày hội lần này đã tạo được niềm tin yêu đầy phấn khởi, bởi phong trào trưởng thành với những tín hiệu ấn tượng về việc bảo tồn và phát huy có hiệu quả. Không chỉ trong đời sống vật chất mà còn về giá trị sáng tạo trong đời sống tinh thần, góp phần phấn đấu cho nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Đơn vị Bạc Liêu nhận cờ đăng cai ngày hội năm 2017.
Các trận đấu môn đua ghe ngo luôn sôi động, quyết liệt khi tranh chấp từng centimet một.
Theo đánh giá của nghệ sĩ nhân dân Đặng Hùng- Chủ tịch Hội đồng Thẩm định của liên hoan: “Hầu hết các đề tài tập trung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, truyền thống yêu nước, ca ngợi tình yêu cuộc, những thành tích đổi mới, đoàn kết dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 12 chương trình của 12 tỉnh- thành mang đến liên hoan là 12 bông hoa đầy sắc màu rực rỡ, là một bức tranh khổng lồ tôn vinh nền văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer Nam Bộ".
Đông đảo NHM theo dõi môn đẩy gậy. Trong ảnh: Trận tranh hạng ba Thạch Kim Sơn (Vĩnh Long, áo đỏ) thắng TP Hồ Chí Minh.
Trong thời gian diễn ra ngày hội, tại TP Vị Thanh đã diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, bao gồm chương trình liên hoan nghệ thuật, trình diễn trang phục và lễ hội dân gian; Hội chợ triển lãm công- nông nghiệp- thương mại- du lịch Mekong Delta- Hậu Giang năm 2014. Ngày hội còn là điểm hẹn tranh tài của các VĐV với các môn thi đấu thể thao và trò chơi dân gian.
Ngoài ra, tại các gian triển lãm những hiện vật, cổ vật là dụng cụ lao động sản xuất, sinh hoạt đời sống, lễ hội; các nhạc cụ, các trang phục truyền thống và sản phẩm văn hóa mang tính “độc quyền” của đồng bào Khmer các tỉnh- thành trong khu vực cũng được quảng bá cùng những địa danh du lịch thú vị vùng đất Nam Bộ. Liên hoan Văn hóa ẩm thực cũng chính là dịp để các tỉnh- thành giới thiệu tay nghề nấu ăn và những món ẩm thực mang đậm dấu ấn đặc trưng những món ăn của người Khmer Nam Bộ.
Phần trình diễn lễ hội mang sắc thái riêng, được thực hiện rất nghiêm túc, công phu và hấp dẫn, như: lễ Sen Dolta, lễ cầu mưa, dâng y, cúng trăng, đắp núi cát, đám cưới truyền thống của người Khmer. Bằng tất cả tài năng nghệ thuật của mình, thông qua hình thức sân khấu hóa, các diễn viên, nghệ sĩ, nghệ nhân Khmer đã tái hiện sinh động những vẻ đẹp truyền thống của một nền văn hoá Khmer đậm đà bản sắc dân tộc.
Tại lễ bế mạc, ông Nguyễn Kiều Linh- Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công tác phía Nam, Bộ VH,TT và DL, Phó trưởng Ban Thường trực BTC ngày hội, nhấn mạnh: “Ngày hội lần thứ VI tại Hậu Giang là một chuỗi các sự kiện, với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc, đã thu hút hơn 130.000 lượt du khách.
Những sự kiện văn hóa có quy mô, nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer, và người dân trong tỉnh tham dự. góp phần phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần; giáo dục truyền thống yêu nước, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; phản ánh về sự kết hợp hài hòa giữa các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu với việc nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đẩy mạnh phong trào “Xây dựng nông thôn mới”, xây dựng sản phẩm du lịch, phát triển du lịch vùng ĐBSCL, góp phần phát triển kinh tế- xã hội một cách bền vững.
Trong không khí thật náo nhiệt, BTC đã công bố quyết định trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 6 tập thể, 2 cá nhân; bằng khen của Bộ VH, TT và DL cho 10 tập thể, 2 cá nhân; bằng khen của Ủy ban Dân tộc cho 12 đơn vị đoàn đã có thành tích xuất sắc trong việc điều hành, chỉ đạo và tổ chức ngày hội. UBND tỉnh Hậu Giang cũng trao bằng khen cho 15 đơn vị, đoàn văn hóa- nghệ thuật Khmer các tỉnh- thành và 5 cá nhân có đóng góp cho ngày hội.
Ngày hội VH,TT và DL đồng bào Khmer Nam Bộ lần VI là minh chứng cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước nhằm tôn vinh và biểu dương những nét đẹp truyền thống của một nền văn hóa Khmer đậm đà bản sắc dân tộc.
Tạm biệt Hậu Giang, hẹn gặp lại ngày hội VH,TT và DL đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VII, tại tỉnh Bạc Liêu vào năm 2017.
Nhân dịp này, BTC đã công bố kết quả và trao các giải thưởng cho các đoàn đạt thành tích cao tại ngày hội. Trong đó, đoàn Sóc Trăng đạt các giải A về văn hóa- ẩm thực, triển lãm, trình diễn trang phục, múa “Sức sống quê hương”, song ca “Lời Bác vang mãi sóc phum”, độc tấu đàn côn “Mừng nông thôn Khmer ngày mới” và một số giải khác. Về thể thao, xếp vị trí nhất toàn đoàn thuộc về chủ nhà Hậu Giang (đạt 583 điểm), xếp hạng nhì: Kiên Giang (đạt 397 điểm), xếp hạng ba: Sóc Trăng (đạt 379 điểm) và 2 giải khuyến khích: Trà Vinh, Cần Thơ. |
Bài, ảnh: DƯƠNG THU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin