
Middlesbrough, chứ không phải những đại gia như Man Utd, Arsenal hay Liverpool, mới là đội tiên phong đưa các ngôi sao ngoại về giải .
Middlesbrough, chứ không phải những đại gia như Man Utd, Arsenal hay Liverpool, mới là đội tiên phong đưa các ngôi sao ngoại về giải.
Vào thời sơ khai của Ngoại hạng Anh - giải đấu ra đời năm 1992, người Anh vẫn tư duy bảo thủ rằng các cầu thủ nước ngoài sẽ khó chơi bóng ở Anh, và ngược lại, các cầu thủ Anh không thể chơi bóng ở nước ngoài. Lúc ấy, đội hình ra sân của các CLB có đến 10 trong 11 cầu thủ người Vương quốc Anh.
Nhưng bây giờ phân nửa quân số của các đội bóng là các cầu thủ đến từ ngoài Vương quốc Anh. Thậm chí, có những trận đấu tại Ngoại hạng Anh mà khán giả không thấy bóng dáng của bất kỳ cầu thủ bản xứ nào trên sân. Vì đâu giải đấu số một xứ sương mù lại có sự thay đổi lớn đến thế trong tư duy sử dụng cầu thủ?
![]() |
Những trận cầu toàn ngoại binh như thế này là điều hiếm thấy ở Ngoại hạng Anh vào thuở sơ khai. |
Vào năm 1995, khi Middlesbrough, đội hay được gọi bằng cái tên ngắn gọn hơn là Boro, vừa giành vé lên Ngoại hạng Anh, ban lãnh đạo CLB thống nhất rằng họ cần có những bản hợp đồng mới. Và vị HLV trẻ tuổi của Boro khi đó, Bryan Robson đã đưa ra một quyết định táo bạo - mang về sân Riverside một loạt ngôi sao ngoại quốc.
Robson khi đó nghĩ rằng cách làm này sẽ giúp Boro đạt đượcmục tiêu sống còn với những đội mới thăng hạng - không có mặt trên chuyến tàu trở lại giải Championship. Ông cũng như ban lãnh đạo Boro có lẽ không biết rằng họ đã khởi đầu cho một trào lưu thời thượng về sau biến Ngoại hạng Anh thành một một giải đấu Liên Hợp Quốc với vô số siêu sao ngoại binh.
Đầu tiên, Bryan Robson ký hợp đồng với hai cầu thủ Brazil là Juninho và Emerson. Juninho sở hữu lối chơi lắt léo giàu kỹ thuât, làm mê đắm những CĐV nườm nượp kéo đến sân Riverside mội dịp cuối tuần.
Còn Emerson thì trông giống người rừng, với mái tóc bù xù và nước da đen nhánh. Bộ đôi này góp công lớn giúp Boro trụ hạng và càng làm Boro thêm tin tưởng vào sách lược tuyển mộ các ngôi sao ngoài Vương quốc Anh.
Đó là lý do khiến Boro làm rúng động bóng đá châu Âu vào hè 1996, khi họ đưa về sân Riverside tiền đạo người Italy Fabrizio Ravanelli. Anh này khi đó mới 27 tuổi, là ngôi sao của Juventus đoạt scudetto và vô địch Champions League mùa 1995-1996.
Nhưng sau khi từ chối một loạt lời mời hấp dẫn khác, Ravanelli chọn đầu quân cho đội bóng ít tiếng tăm vùng Teesside theo bản hợp đồng trị giá bảy triệu bảng cùng mức lương cao nhất Ngoại hạng Anh khi ấy.
![]() |
Vụ tuyển mộ Juninho (áo đỏ) của Boro giúpngười Anh hiểu rằng những cầu thủ Brazil nhỏ con hoàn toàn có thể chơi ở Ngoại hạng Anh. Ảnh: AllSport. |
Trung phong đầu bạc này sở hữu lối chơi tinh quái đặc trưng của các cầu thủ Italy và dứt điểm tốt bằng cả hai chân. Ngay trận ra quân Ngoại hạng Anh mùa 1996-1997, Ravanelli đã lập hat-trick vào lưới Liverpool.
Tốc độ hòa nhập nhanh và ấn tượng mà Ravanelli mang lại là cảm hứng để các đội Ngoại hạng Anh khác đua nhau tậu những đạo người Italy trứ danh như Gianfranco Zola, Luca Vialli, Pierluigi Cashiraghi (Chelsea) hay Paolo Di Canio (Sheffield Wednesday). Trừ Cashiraghi đen đủi vì chấn thương, những cái tên còn lại đều thi đấu thành công và gây dấu ấn đậm nét tại Anh.
Trước khi lên Ngoại hạng Anh, Boro gần như không có tiếng tăm trong làng bóng đá Anh. Sau khi Robson mang về những ngôi sao ngoại quốc và trình làng một thứ bóng đá hấp dẫn, đội bong này nổi như cồn, lọt vào liên tiếp hai trận chung kết Cup Liên đoàn và Cup FA, có lúc còn được xem như ứng cử viên vô địch Ngoại hạng Anh, đồng thời gầy dựng được một lượng CĐV đông đảo..
Dù phải xuống hạng cuối mùa giải 1996-1997, Boro vẫn ghi được 51 bàn, con số đến giờ vẫn là kỷ lục với một đội bóng cán đích ngoài top 7 Ngoại hạng Anh.
Đó là minh chứng hùng hồn nhất cho thứ bóng đá tấn công cống hiến dựa trên cảm hứng từ các ngoại binh mà Boro thể hiện. Ravanelli mùa đó ghi 16 bàn, còn Juninho thì liên tục làm khổ các hậu vệ đối phương nhờ những kỹ năng mà trước đó các CĐV Ngoại hạng Anh hiếm khi được chứng kiến.
Nhưng như tờ Guardian nhận xét, mùa giải thất bại ấy của Boro đã mở ra một thành công vĩ đại và lâu dài cho bóng đá xứ ương mù với làn sóng ngoại binh ồ ạt tràn vào Ngoại hạng Anh. Paolo Di Canio, Eyal Berkovic và Christophe Dugarry đặt chân đến nước Anh. Không lâu sau đó tại Arsenal, một người Pháp gầy gò có tên Arsene Wenger xuất hiện.
![]() |
Fabrizio Ravanelli (trái) là cảm hứng để các CLB Ngoại hạng Anh khác tuyển mộ một loạt chân sút Italy lẫy lừng về sau. Ảnh: Gazettelive. |
Chính mùa giải 1996-1997 mà nhiều người cho là điên khùng đó đã giúp Boro đưa tên tuổi của họ đến với người hâm mộ. Sân Riverside được xem là một trong những sân bóng đặc trưng ở Anh. Boro đã thay đổi tư duy và tập quán mua sắm cầu thủ của các CLB Anh.
Nhiều năm sau đó, từ giải Ngoại hạng, đồng bảng Anh đã chạy đi khắp nơi trên thế giới và đồng thời đưa giải bóng số một xứ sương mù trở thành cường sân chơi hấp dẫn nhất thế giới bóng đá. Anh quốc cũng là nơi mà bóng đá đạt đến khái niệm toàn cầu hóa cao nhất và ngày ngày các CĐV châu Á vẫn thức đến tận sáng để theo dõi giải đấu này.
Theo VnExpress
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin