
Ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh lần này tranh tài từ 12/6- 13/7, tổng cộng 64 trận, thi đấu tại 12 thành phố ở Brasil. Giải lần này có mặt 7 nhà cựu vô địch gồm Brasil, Argentina, Uruguay, Đức, Ý, Anh, Pháp và đương kim vô địch Tây Ban Nha. Sau đây là đánh giá sơ bộ 8 bảng đấu, mỗi bảng 4 đội.
Ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh lần này tranh tài từ 12/6- 13/7, tổng cộng 64 trận, thi đấu tại 12 thành phố ở Brasil. Giải lần này có mặt 7 nhà cựu vô địch gồm Brasil, Argentina, Uruguay, Đức, Ý, Anh, Pháp và đương kim vô địch Tây Ban Nha. Sau đây là đánh giá sơ bộ 8 bảng đấu, mỗi bảng 4 đội.
Đội tuyển Brasil.
Bảng A: Brasil, Cameroon, Mexico, Croatia- đủ mặt 4 châu lục
Chủ nhà Brasil đại diện Nam Mỹ đang giữ kỷ lục 5 lần vô địch sẽ chiếm vé đầu tiên. Suất thứ hai chưa biết về tay ai, bởi 3 đội còn lại đều có những đặc điểm riêng. Cameroon (Châu Phi) do Eto’o làm đội trưởng có nhiều cầu thủ đá ở Châu Âu như Assou- Ekotto, Webo, A. Song, Mbia… Croatia cũng không kém với Jelavic, Modric, Rakitic, Olic và nhất là Mandzukic tay săn bàn đáng nể của Bayern Munich. Mexico bị xem là hơi yếu khi 2 tiền đạo chủ lực Hernandez (MU) và Dos Santos (Villarreal) đều đang xuống phong độ còn hậu vệ đội trưởng Marquez đã 35 tuổi.
Bảng B: Tây Ban Nha, Hà Lan, Chile, Úc- phân rõ 2 đẳng cấp
Đương kim vô địch Tây Ban Nha và á quân Hà Lan tầm cỡ và giàu khát khao hơn hẳn Chile và Úc. Nổi bật nhất là Hà Lan đang được làm mới triệt để dưới tay HLV Van Gaal nổi tiếng với lối chơi tổng lực cùng dàn sao Van Persie, Robben, Sneijder,... Trong lúc đó, Chile chỉ dựa vào 2 trụ cột Vidal và Sanchez, còn Úc chỉ đến Brasil với tư tưởng… học hỏi.
Bảng C: Bờ Biển Ngà, Hy Lạp, Colombia, Nhật Bản- Châu Phi lên tiếng
Bảng này cũng góp mặt đủ 4 châu lục, trong đó có thể xem đại diện Châu Phi là Bờ Biển Ngà đầy triển vọng dẫn đầu. Đội đang quy tụ nhiều danh thủ tên tuổi gồm anh em nhà Toure, Gervinho, Kalou cùng lão tướng Drogba.
Tiếp đến là Hy Lạp tuy không có ngôi sao nổi trội song nổi tiếng với lối chơi phòng ngự kín kẽ đầy thực dụng được tân HLV Santos gieo vào bài phản công sắc sảo.
2 đội còn lại là Colombia bây giờ thiếu những cá nhân nổi trội và không còn sắc sảo như trước kia. Tương tự, Nhật Bản là đại diện Châu Á được chỉ đạo bởi HLV Zaccheroni người Ý và có một số cầu thủ chơi ở Châu Âu song vẫn khó có khả năng tạo nên bất ngờ.
Bảng D: Uruguay, Ý, Anh, Costa Rica- 3 nhà vô địch tranh 2 suất
Dù là nước có giải Ngoại hạng chất lượng nhất thế giới nhưng Anh hay bị xem là “khôn nhà dại chợ” luôn bị đe dọa rớt đài sớm. Uruguay hạng tư kỳ trước nay đang được HLV Tabarez mang đến nhiều tham vọng. Ngôi sao nổi trội nhất đội là Suarez- vua phá lưới Premier League và Cavani- vua phá lưới của Paris St Germain tại Giải vô địch Pháp.
Ý cũng là đội yên ắng trước giải nhưng luôn nguy hiểm khi càng đá càng hay. Đội dưới sự dẫn dắt của nhạc trưởng Pirlo trong khi tuyến dưới thủ môn Buffon vẫn là nút chặn khó xuyên thủng. Bảng này Costa Rica được đánh giá thấp nhất.
Bảng E: Thụy Sĩ, Pháp, Ecuador, Honduras- ngang ngửa
Bảng E không có đội nào quá mạnh lập nên một thế trận khá cân bằng. Thụy Sĩ đang hồi sinh nhờ các tuyển thủ giữ vị trí quan trọng đặc biệt ở hàng tiền vệ. Trong khi đó Pháp phải tranh vé vớt và may mà loại Ukraine với tỷ số sát nút nay lại phải chịu tổn thất lớn khi tiền vệ chủ lực Ribery không thể đến Brasil. Từ đó cơ hội tranh chấp mở ra cho Ecuador và Honduras đối đầu với 2 đại diện Châu Âu.
Bảng F: Argentina, Nigeria, Bosnia, Iran- suất đầu thuộc Argentina?
Argentina là đội mạnh nhất bảng, suất còn lại chia đều cho cả 3. Lần này quốc gia non trẻ Bosnia lần đầu tiên được vinh dự góp mặt tại vòng chung kết World Cup có hy vọng là quốc gia “nhỏ bé” nhưng góp mặt vào danh sách 16 đội mạnh nhất thế giới.
Nigeria là đối thủ mạnh song thường thi đấu tự phát, thiếu ý thức kỷ luật lại hay chia rẽ nội bộ. Còn Iran ở bảng này khó có bất ngờ lớn vì mùa này toàn đội đều không đạt phong độ cao.
Bảng G: Đức, Bồ Đào Nha, Ghana, Mỹ- “Bảng tử thần 2”
Dù đang có khá nhiều thành viên chấn thương: đội trưởng Lahm, TM Neuer, Schweinsteiger và buộc phải loại hậu vệ Schmeltzer, Đức vẫn quá vững vàng với một đội hình đang đạt độ chín muồi so với 3 đội còn lại.
Bồ Đào Nha chỉ được một mình đội trưởng C. Ronaldo tầm cỡ thế giới cùng với Nani, Pepe. Các cầu thủ còn lại chỉ vào hàng bậc trung mà thôi nên sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với Ghana có nhiều tuyển thủ đá Châu Âu hơn gồm anh em Ayew, Gyan, Muntari, Asamoah, Essien, Boateng.
Tuy nhiên, Ghana hơi lão hóa và hàng thủ ít người không bảo đảm nên nếu Bồ Đào Nha tận dụng thể lực và tốc độ đánh nhanh đánh mạnh sẽ có cơ hội vượt lên trên. Phần Mỹ khá yếu thế từng bị Ghana loại ở hai World Cup trước nay đang trong giai đoạn chuyển tiếp trẻ hóa có phần thiếu kinh nghiệm ở cả 3 tuyến. HLV Klinsmann đang đau đầu về hàng phòng thủ, nhất là vị trí hậu vệ trái.
Bảng H: Bỉ, Nga, Algeria, Hàn Quốc- dễ đá!
Bỉ đánh dấu thời kỳ phục hưng với HLV Wilmots cùng “thế hệ vàng” đầy tự tin. Đặc biệt nhất là hàng thủ rất chắc chắn với thủ môn Courtois và hàng hậu vệ Kompany, Vermaelen, Vertonghen. Riêng Nga được HLV Capello (Ý) thời kỳ hậu Arshavin chọn đa số cầu thủ theo hướng trẻ hóa với Dzagoev, Shatov đã trưởng thành hợp cùng đội “cận vệ già” Denitsov (đội trưởng), Korokin, Kerzhakov, Samedov. Algeria chưa mấy kinh nghiệm mà lại chẳng có ai nổi bật, còn Hàn Quốc thì khó có bất ngờ từ Châu Á.
SẮC THÁI (tổng hợp)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin