25 năm trước, vào tháng 8-1989, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam chính thức ra đời tại Hà Nội. Đại hội VFF lần I đã bầu ông Trịnh Ngọc Chữ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT làm Chủ tịch VFF, ông Lê Thế Thọ làm Tổng thư ký.
25 năm trước, vào tháng 8-1989, Liên đoàn Bóng đá Việt
Ngay trong nhiệm kỳ đầu, ghế chủ tịch VFF đã có biến động khi ông Trịnh Ngọc Chữ chỉ đảm đương vai trò Chủ tịch đến năm 1991, thì được điều động sang công tác khác.
Đến đại hội VFF nhiệm kỳ II (1993-1997), thì ghế Chủ tịch VFF được trao cho người ngoại đạo, đó là ông Đoàn Văn Xê, Tổng giám đốc Liên hiệp đường sắt Việt Nam.
Đúng ra, ông Xê đã tranh cử Chủ tịch VFF nhiệm kỳ III (1997-2001) nhưng vào phút chót, do bất đồng quan điểm trong lãnh đạo VFF nên ông Xê đã rút lui. Đại hội VFF lần III diễn ra vào tháng 10-1997, quay về với truyền thống là ghế Chủ tịch VFF được trao cho “người của Ủy ban” là ông Mai Văn Muôn, Phó chủ nhiệm Ủy ban TDTT.
VFF nhiệm kỳ IV mới thực sự nhiều biến động. Đầu tiên, ghế Chủ tịch VFF thuộc ông Hồ Đức Việt. Đầu năm 2003, do bận công việc khác, ông Hồ Đức Việt đã chủ động xin rút lui.
Thời điểm đó, BCH VFF khóa IV đã bầu ông Trần Duy Ly, Phó chủ tịch thường trực VFF làm quyền chủ tịch từ tháng 1 đến tháng 8-2003. Sau đó, ông Mai Liêm Trực, Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông đã được bầu làm Chủ tịch VFF cho đến hết nhiệm kỳ.
Trong hai kỳ đại hội VFF gần đây (lần V diễn ra vào tháng 5-2005 và lần VI diễn ra vào tháng 10-2009), ghế Chủ tịch VFF được trao cho ông Nguyễn Trọng Hỷ (nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban TDTT). Ông Hỷ là người đầu tiên tái đắc cử Chủ tịch VFF trong lịch sử 25 năm của tổ chức này.
|
Ông Lê Hùng Dũng (bên phải) có nhiều tham vọng cải tổ bóng đá nước nhà. Ảnh: Thu Hiền
|
Dấu ấn lớn nhất của bóng đá Việt Nam kể từ khi hội nhập là thành tích lọt vào tứ kết Asian Cup 2007, khi giải đấu châu lục này trên sân nhà và vô địch AFF Cup 2008 của đội tuyển quốc gia.
Đây là lý do quan trọng giúp ông Nguyễn Trọng Hỷ tái đắc cử chức Chủ tịch VFF ở nhiệm kỳ VI. Đến cuối năm 2013, ông Hỷ xin từ chức và ông Lê Hùng Dũng được trao quyền Chủ tịch VFF cho đến Đại hội VFF lần VII (2014-2018), sẽ tổ chức vào ngày 25-3-2014.
Sau chuỗi ngày thăng hoa của bóng đá Việt Nam trong các năm 2007, 2008, bóng đá nước nhà bước vào giai đoạn khủng hoảng, với các thất bại liên miên của hàng loạt đội tuyển. Đáng chú ý là thất bại của đội tuyển quốc gia, U.23 quốc gia ở AFF Cup, SEA Games.
Trong nước, các giải đấu quốc nội như V-League, hạng Nhất, liên tục bị dư luận lên tiếng vì lối chơi thô bạo, thiếu fair-play, chuyện một ông chủ hai đội bóng, một số CLB hình thành bột phát rồi đột ngột bỏ cuộc chơi giữa chừng… khiến giải đấu trở nên bát nháo, nằm ngoài sự kiểm soát của VFF và VPF.
Bóng đá Việt
Nhưng ông Dũng cũng khẳng định “vì đã chạm đáy nên không thể tồi tệ hơn”. Khi một số người ngãng ra với ghế Chủ tịch VFF thì ông Lê Hùng Dũng lại quyết định dấn thân, với tuyên bố “nếu trúng cử Chủ tịch VFF nhiệm kỳ VII, tôi sẽ không nhận lương” hay “tôi lại nghĩ nếu ai cũng sợ khó, sợ khổ, không dám dấn thân vì cái chung và tôi cũng rút ra không làm thì ai sẽ làm”.
Dưới con mắt của một nhà kinh doanh, khi nhận thấy bóng đá Việt
Khi ghế Chủ tịch VFF nhiệm kỳ VII chỉ có một ứng viên (là ông Lê Hùng Dũng), thiên hạ không khỏi bàn ra tán vào nhưng quyền Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng đã khẳng định “các ứng viên là do thành viên VFF đề cử. BCH không thể tự đề cử thêm cho xôm tụ hay chứng tỏ công bằng”.
Chúng tôi cho rằng, việc có ít ứng viên không quan trọng bằng việc VFF ở nhiệm kỳ VII thiếu nhiều lãnh đạo chủ chốt có tầm vóc xã hội.
Trong thành phần ứng viên vào BCH VFF khóa VII, có quá nhiều giám đốc, chủ tịch liên đoàn bóng đá địa phương, nhìn đi ngó lại chỉ thấy vài doanh nhân như ông Lê Hùng Dũng, Đoàn Nguyên Đức hay Nguyễn Thanh Hải (Giám đốc nhà máy nước giải khát Sana-Yến Sào Khánh Hòa), Lê Văn Thành (Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Động Lực).
Bóng đá có ý nghĩa xã hội lớn lao, nên những người đứng đầu, quản lý VFF phải có tầm vóc, cách ứng xử cho đúng với tầm vóc ấy. Nhiệm kỳ tới, lãnh đạo VFF không nên ôm đồm quá nhiều công việc, phải phân định rõ ràng giữa cấp quản lý và cấp điều hành.
Nguyên Chủ tịch VFF Mai Liêm Trực từng chia sẻ:
“Nhìn lại 6 nhiệm kỳ VFF đã qua, tôi thấy chưa nhiệm kỳ nào (kể cả nhiệm kỳ của tôi) đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội. Phải thấy rằng, những đòi của xã hội với bóng đá lớn lắm, không chỉ ở Việt
Theo QĐND Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin