Quyền chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng trong bài phát biểu tại Đại hội VFF khóa VII sáng nay (25/3) tại Hà Nội đã khẳng định trong tháng 4 sẽ hoàn tất việc bổ nhiệm HLV trưởng cho đội tuyển Việt Nam, nhiều khả năng, đó sẽ là HLV người Nhật Bản.
Quyền chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng trong bài phát biểu tại Đại hội VFF khóa VII sáng nay (25/3) tại Hà Nội đã khẳng định trong tháng 4 sẽ hoàn tất việc bổ nhiệm HLV trưởng cho đội tuyển Việt Nam, nhiều khả năng, đó sẽ là HLV người Nhật Bản.
Đại hội VFF khóa VII khai mạc sáng 25/3 tại Hà Nội. Ảnh: Minh Chiến
"Từ trước tới nay VFF thường thuê một HLV ngoại dẫn dắt đội tuyển quốc gia và đội U23 quốc gia, khi thắng thì HLV trưởng này được tung hô, khi thua lập tức dư luận đòi sa thải, áp lực với lãnh đạo Liên đoàn cũng cực lớn, đây là điều không hợp lý.
Cuối tuần qua Arsenal thua Chelsea tới 0-6 trong trận đấu thứ 1000 của HLV Wenger trên cương vị HLV của Pháo thủ. Nếu ở Việt Nam thì chắc chắn HLV Wenger đã bị "trảm". Tuy nhiên, ở Anh HLV này vẫn được tin tưởng. Việt Nam chúng ta cần thay đổi cách làm, thay vì thuê một HLV đơn lẻ, VFF phải kết hợp với một Liên đoàn bóng đá phát triển, thực hiện kế hoạch dài hơi.
Chúng tôi cho rằng Nhật Bản là đối tác thích hợp nhất ở thời điểm hiện tại. Chúng ta đã có một Trưởng ban tổ chức V.League là người Nhật Bản và thời gian tới có thể HLV trưởng đội tuyển Việt Nam cũng sẽ là người Nhật Bản.
VFF đã nhờ Liên đoàn bóng đá Nhật Bản giới thiệu một HLV danh tiếng sang dẫn dắt đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho AFF Suzuki Cup diễn ra cuối năm nay", quyền chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng nêu quan điểm trong bài phát biểu của mình.
Ông Dũng khẳng định: "Bóng đá không phải tồn tại vì mình mà là nhu cầu toàn xã hội. Trong thời gian tới, những vấn đề cần tập trung giải quyết trong thời gian tới là: Bảo đảm công tác trọng tài phải thật sự chất lượng, công tâm, trung thực, khách quan, không mời những trọng tài có vấn đề, nếu thiếu trọng tài sẵn sàng đưa những trọng tài trẻ lên làm nhiệm vụ tại V-League.
Ngoài ra còn có thể liên kết với Liên đoàn bóng đá các nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Singapore...Đối với công tác giám sát cũng tiến hành tương tự.
Nghiên cứu và tiến hành lắp đặt camera ở các sân vận động trong cả nước để lấy đó làm cơ sở phạt nguội các cầu thủ có hành vi phạm lỗi thô bạo, bạo lực trên sân cỏ, các trọng tài cố tình bỏ qua lỗi của các cầu thủ, không thể lấy lý do chuyên môn để bào chữa cho những sai sót. Hạn chế tình trạng phạm luật đối với các cầu thủ.
Về công tác đào tạo trẻ, tuyển chọn VĐV theo chương trình, giáo án của một CLB chuyên nghiệp, tìm kiếm và đào tạo cầu thủ trẻ theo chương trình đó. Như vậy sau 7 đến 8 năm bóng đá Việt Nam sẽ có một lứa cầu thủ chất lượng như U19 Việt Nam hiện nay. Có mô hình tốt, đầu tư đúng đắn, chúng ta sẽ thành công".
Những vấn đề cần cải tổ của VFF trong thời gian tới theo ông Dũng gồm: "Về công tác nhân sự, BCH có thể thay đổi nhưng bộ máy lãnh đạo, điều hành VFF phải ổn định. Cải tổ công tác truyền thông, từng bước chuyển biến, tạo hình ảnh đẹp về bộ máy điều hành VFF, thu hẹp khoảng cách giữa VFF với báo chí và dư luận người hâm mộ.
Về quan hệ với VPF: VPF là một tổ chức thành viên đặc biệt của VFF, chúng tôi mong muốn VPF lớn mạnh, phát triển và thành công. Trung tâm đào tạo trẻ là tài sản của Liên đoàn, phục vụ đào tạo theo chương trình mục tiêu.
Đầu tư lâu dài để nhân sự VFF trong thời gian tới tham gia nhiều hơn nữa vào các tổ chức quốc tế như AFF, AFC để vị thế bóng đá Việt Nam ngày càng được nâng cao.
Mục tiêu trong thời gian tới của bóng đá Việt Nam là: Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam giành suất tham dự World Cup 2015 thông qua việc giành hạng 5 tại VCK Asian Cup 2014. Theo dự kiến trong tháng 4, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam sẽ có một nhà tài trợ của một tổ chức tài chính lớn.
Đội U19 Việt Nam đạt thứ hạng cao tại VCK giải vô địch châu Á năm 2014 ở Myanmar trong tháng 10.
Với giải vô địch Đông Nam Á AFF Suzuki Cup 2014, đội tuyển bóng đá Việt Nam sẽ có HLV trưởng trong tháng 4 để kịp thời gian lên kế hoạch, tuyển chọn lực lượng.
Theo TT&VH Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin