
Vào thập niên 50- 70, bóng bàn Việt Nam lừng lẫy trên đấu trường quốc tế và vào thời điểm thập niên 80, những cái tên Trần Tuấn Anh (TP Hồ Chí Minh), Nguyễn Minh Hiền (Vĩnh Long), Lê Xuân Phong (Quân đội),… không chỉ tạo dấu ấn ngay trên châu lục, mà còn vang xa hơn đến Liên Xô (cũ, nay là Nga), Cu Ba, Thụy Điển…
Vào thập niên 50- 70, bóng bàn Việt Nam lừng lẫy trên đấu trường quốc tế và vào thời điểm thập niên 80, những cái tên Trần Tuấn Anh (TP Hồ Chí Minh), Nguyễn Minh Hiền (Vĩnh Long), Lê Xuân Phong (Quân đội),… không chỉ tạo dấu ấn ngay trên châu lục, mà còn vang xa hơn đến Liên Xô (cũ, nay là Nga), Cu Ba, Thụy Điển…
![]() |
Các địa phương tích cực đào tạo nguồn VĐV trẻ và tổ chức nhiều giải đấu để “sàng lọc” VĐV trẻ. Trong ảnh: Giải Bóng bàn tỉnh Vĩnh Long mở rộng trong những năm qua thu hút nhiều gương mặt trẻ.
|
Nhưng đến nay, bóng bàn Việt Nam đang đi lùi thấy rõ. Có lẽ vì thế, môn này nằm trong nhóm “nỗ lực có huy chương” tại SEA Games 27, nhưng cứ đà này thì rất khó.
Liên tục trong thời gian gần đây, sự việc lùm sùm liên quan đến chuyện ĐT bóng bàn phải tổ chức một giải đấu nội bộ để chọn ra 4 tay vợt xuất sắc nhất tham dự SEA Games 27- 2013 đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.
Có ý kiến cho rằng, Liên đoàn Bóng bàn và Bộ môn Bóng bàn (Tổng cục TDTT) làm vậy là đúng bởi chỉ có những VĐV đạt phong độ tốt nhất ở thời điểm này mới xứng đáng đại diện cho bóng bàn Việt Nam tham dự giải đấu khu vực.
Tuy nhiên, phần lớn ý kiến cho rằng cách làm này là không hợp lý, bởi nếu phải tổ chức một giải đấu như vậy, thì chẳng lẽ bao công sức tại các giải đấu trước đó (vốn được xem là tiêu chí để tuyển chọn) đã bị đổ xuống sông xuống biển.
Đó là chưa kể, việc đùng một cái giải đấu nội bộ diễn ra, khi mà các VĐV không chọn điểm rơi ở thời điểm này, sẽ khó có thành tích tốt nhất. Tất nhiên, khó ta thì cũng khó người, nhưng quan trọng là cách làm trên khiến các VĐV chủ lực không chấp nhận, thậm chí bức xúc, bất mãn.
Đây không phải là lần đầu tiên môn bóng bàn gặp sự cố như vậy. Thực tế, không chỉ có rất ít tay vợt trẻ, mà ngay cả những HLV, VĐV trụ cột của ĐTQG nhiều năm qua, cũng chẳng còn mặn mà chuyện lên tuyển. Ngoài chế độ đãi ngộ không tương xứng, thì trên tuyển dường như đã tồn tại tính cục bộ.
Ở trên tuyển luôn xảy ra tình trạng các HLV địa phương khi được giao nhiệm vụ dẫn dắt chỉ chuyên tâm huấn luyện cho VĐV của mình ở CLB, chứ ít huấn luyện cho các VĐV khác. Chuyện đó còn chưa thực sự đáng sợ bằng một số trường hợp đường đường là HLV ĐTQG nhưng lại nghiên cứu lối đánh, trường phái của địa phương khác để tập cho VĐV mình nhằm giành đánh bại các đối thủ tại giải vô địch quốc gia- vốn mang nặng tính thành tích bấy lâu nay.
Ngoài ra, với tiêu chí tuyển chọn không rõ ràng, hầu như năm nào cũng xảy ra những tranh cãi từ các địa phương, các VĐV. Không đưa được bóng bàn phát triển, các nhà quản lý còn liên tiếp để môn bóng bàn xảy ra những sự cố dở khóc dở cười những năm qua.
Ngay cả ông Tổng Thư ký hiện tại là ông Phạm Đức Thành cũng nhận rất nhiều chỉ trích sau khi liên tiếp để các VĐV bỏ cuộc tại các giải thế giới trong vòng 5 năm qua. Gần nhất, ông Thành cũng là trưởng đoàn trong vụ 2 VĐV “gà nhà” đánh nhau đến vỡ đầu chảy máu tại Giải Vô địch Đông Nam Á.
Một công việc không đòi hỏi nhiều về chuyên môn, năng lực nhưng một Tổng Thư ký kiêm trưởng đoàn cũng làm không tốt thì đúng là việc giải bài toán đưa bóng bàn Việt Nam phát triển có lẽ còn lâu mới có người giải được.
Nhiều nhà chuyên môn cho rằng, Việt Nam không thiếu nhân tài. Bằng chứng là chúng ta đã từng tạo ra cơn địa chấn tại SEA Games 25 khi đánh bại đối thủ lớn Singapore để giành ngôi vô địch đôi nam. Rồi những năm gần đây, bóng bàn Việt Nam cũng phát hiện thêm nhiều tài năng, đã được khẳng định qua một số giải quốc tế.
Vậy, vấn đề nằm ở khâu quản lý hay nằm ở đầu tàu của bóng bàn Việt Nam? Và, cũng vì lỗi ngay từ vị trí đầu tàu, nên mới xảy ra nhiều sự cố bi hài thời gian qua.
Không biết bao giờ bóng bàn Việt Nam mới hết những cảnh như vậy???
Bài, ảnh: DƯƠNG THU (tổng hợp)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin