Chiếc lá chao nghiêng thả mình bên ngoài khung cửa sổ rợp nắng, tôi chợt nhớ những câu văn trong tác phẩm "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh: "Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mênh mang của buổi tựu trường.
Chiếc lá chao nghiêng thả mình bên ngoài khung cửa sổ rợp nắng, tôi chợt nhớ những câu văn trong tác phẩm “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mênh mang của buổi tựu trường.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
Cảm giác đến trường vào ngày đầu thu đượm nắng khiến lòng người dạt dào xúc cảm.
Nhưng vài năm gần đây, người ta hay tranh luận việc có cần ngày khai giảng 5/9 không khi phần lớn học sinh đã vào học trước đó.
Có người nói cần chi ngày khai giảng khi nó không còn là ngày đầu tiên đến lớp. Cảm xúc bỡ ngỡ, bịn rịn của trẻ con lần đầu đi học, sự phấn khởi, háo hức của học sinh lớp lớn biến mất rồi.
Người lại nói, làm sao bỏ ngày khai giảng được. Không chỉ đánh dấu năm học mới, đó còn là ngày thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, nét đẹp truyền thống giàu nhân văn. Khai giảng chỉ là một ngày, nhưng sự học là cả đời!
Điều chúng ta tranh luận, quanh đi quẩn lại chỉ vì giá trị “thực sự” của ngày 5/9 mà thôi. Ngày 5/9 năm nay không còn dự lễ khai giảng của chính mình nhưng tôi có cơ hội được khai giảng cùng các bạn học sinh.
Nét phấn khởi trên gương mặt những bạn trẻ không hề vướng bận bởi vấn đề khai giảng vào ngày đầu tiên đến lớp hay ngày 5/9.
Nhìn các em học sinh gian nan chui túi nilon vượt suối dữ ở vùng cao đến trường khai giảng mới thấm thía ý nghĩa của ngày tựu trường. Thời gian còn cắp sách đến trường luôn mang những dư vị rất riêng mà người lớn bùi ngùi thương nhớ.
TUYẾT NGA
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin