Phong trào khởi nghiệp (KN) đổi mới sáng tạo khá rầm rộ những năm gần đây, nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì tỷ lệ thành công chỉ 10- 20%, thậm chí nhiều startup- KN không có cơ hội "sinh nhật lần thứ 2", bởi nhiều nguyên nhân.
Phong trào khởi nghiệp (KN) đổi mới sáng tạo khá rầm rộ những năm gần đây, nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì tỷ lệ thành công chỉ 10- 20%, thậm chí nhiều startup- KN không có cơ hội “sinh nhật lần thứ 2”, bởi nhiều nguyên nhân.
Thiếu vốn, sự cạnh tranh gay gắt, chưa nhiều kinh nghiệm hoạt động là một phần trả lời cho câu hỏi vì sao thất bại.
Và với những sinh viên mới ra trường, những khó khăn này sẽ hiện hữu rõ hơn ai hết, bởi kiến thức học trên ghế nhà trường khác xa với thực tiễn. Bên cạnh, việc tìm được người đồng hành, cộng sự cùng KN cũng nan giải vì mối quan hệ này phải xây dựng dựa vào sự tin tưởng, cùng quyết tâm, chí hướng.
Nhiều địa phương sau thời gian phát động KN đã nêu khó khăn thực tế: nhiều dự án KN có ý tưởng rất hay, nhưng dần dà đánh mất lợi thế ban đầu và đi vào thất bại. Một “mẫu số chung” nữa cũng dễ nhận thấy, trong KN đa phần thiếu đi tầm nhìn, ước mơ xa, và nhất là đi theo phong trào.
Trong hàng hàng nhược điểm, các chuyên gia lưu ý 2 yếu tố được cho là quyết định đến sự thành công khi KN là: các hoạt động hỗ trợ và bản thân startup phải biết họ cần gì, làm gì để có giải pháp khả thi và tận dụng tốt các nguồn lực phát triển.
Và bản thân startup cũng cần tích lũy kinh nghiệm cần thiết, kịp thời nắm bắt thông tin về hệ sinh thái KN đổi mới sáng tạo. Phải nhận thức rõ, Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy chứ không phải là nhà đầu tư và có trách nhiệm “bơm” vốn cho KN.
KN không phải con đường bằng phẳng và đích đến của thành công luôn đầy chông gai. Thực tế đã chứng minh, trong kinh doanh không nói chuyện may rủi, mà phải quyết tâm, đòi hỏi sự bản lĩnh và kiên trì, thêm chút đổi mới, sáng tạo mới mong thành công! Và nếu chưa thành công, chúng ta học được gì từ những thất bại?
HOÀNG MINH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin