Gần đây, dư luận cả nước lại một phen sốt vó khi được thông tin và nhìn thấy hình ảnh hàng chục thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi đang là học sinh của tỉnh Kon Tum cùng nhau đi xăm lên vai, lên ngực những "biểu tượng" giống hệt nhau để khẳng định thương hiệu số má của cả nhóm.
Gần đây, dư luận cả nước lại một phen sốt vó khi được thông tin và nhìn thấy hình ảnh hàng chục thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi đang là học sinh của tỉnh Kon Tum cùng nhau đi xăm lên vai, lên ngực những “biểu tượng” giống hệt nhau để khẳng định thương hiệu số má của cả nhóm.
Các học sinh xăm mình tập thể ở Kon Tum. |
Ở đây khoan nói đến những nguy hiểm diễn biến trong suy nghĩ và nhận thức của các em trong xã hội phức tạp như hiện nay mà chỉ nói đến tác hại từ những hóa chất được “xăm” trực tiếp vào cơ thể của chúng.
Nhiều nhà khoa học khẳng định chất liệu để xăm có rất nhiều ô xít sắt và một số kim loại sẽ nguy hiểm đến phổi, thận, da và một số bộ phận của cơ thể. Thế nhưng các em không biết hoặc biết mà vẫn cứ thản nhiên tự đầu độc mình để thỏa mãn trào lưu của giới trẻ.
Nhìn ở góc độ khác, nhiều người bất ngờ và bức xúc đặt câu hỏi: Vì sao học sinh bây giờ (có cả học sinh nữ) khi đến trường luôn mang theo hung khí như dao, lê, vật nhọn để sẵn sàng hành xử nhau như ở chốn giang hồ. Câu trả lời là do “trào lưu” bạo lực.
Một vấn nạn khác cũng đã và đang diễn biến phức tạp được xem là “trào lưu” thời thượng là “có bồ”, “xài hàng hiệu”, “nhuộm tóc”, “xỏ lỗ tai”, “chửi thề”, “đánh nhau để quay clip” tung lên mạng xã hội như một chiến công lừng lẫy.
Nguy hiểm hơn cả là “trào lưu” hút si sa (shi sha), cỏ mỹ, tem giấy, quan hệ tình dục trước tuổi… như để khẳng định sự từng trải của bản thân trước người lớn, gia đình dẫn đến nhiều sự việc đau lòng làm dư luận phải xót xa, lo lắng như các vụ hiếp dâm trẻ em, tụ tập sống bầy đàn để trộm, cướp, kể cả việc giết người để đạt được mục đích của mình.
Chỉ bấy nhiêu trào lưu điển hình ấy đã và đang là mối lo cho toàn xã hội do sự băng hoại đạo đức rất nghiêm trọng và cực kỳ nguy hiểm. Nhiều người vẫn thờ ơ cho rằng đó là chuyện “biết rồi nói mãi” nhưng nếu không nói và không có biện pháp phòng chống ngay từ bây giờ thì hậu quả sẽ khôn lường.
Cần lắm sự vào cuộc thực sự của cả cộng đồng bằng những việc làm cụ thể. Xin đừng nói suông vì hiểm họa đã cận kề trước quá nhiều “trào lưu” phản cảm trong giới trẻ hiện nay.
PHƯƠNG ANH (TP Cần Thơ)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin