Mì ăn liền luôn là món ăn được ưa chuộng của người Việt và người dân châu Á, bởi sự tiện lợi, phù hợp với nhu cầu một bữa ăn nhanh, ngon miệng. Nhưng khi nhắc đến món ăn này, hầu như mọi người đều nghĩ mì không chiên sẽ an toàn và tốt cho sức khỏe hơn mì chiên. Liệu điều này có chính xác?
Mì ăn liền luôn là món ăn được ưa chuộng của người Việt và người dân châu Á, bởi sự tiện lợi, phù hợp với nhu cầu một bữa ăn nhanh, ngon miệng. Nhưng khi nhắc đến món ăn này, hầu như mọi người đều nghĩ mì không chiên sẽ an toàn và tốt cho sức khỏe hơn mì chiên. Liệu điều này có chính xác?
Hiểu đúng mỳ chiên và mỳ không chiên
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại mỳ gói khác nhau, tuy nhiên về cơ bản mỳ gói có thể được phân thành 2 loại là “mỳ chiên” và “mỳ không chiên”. Vậy mỳ không chiên và mỳ chiên khác nhau như thế nào? Và loại nào thì an toàn cho sức khỏe?
Theo tìm hiểu về quy trình tại nhà máy sản xuất mỳ theo công nghệ Nhật Bản của công ty Acecook Việt Nam, thực tế, mỳ chiên và mỳ không chiên đều được hấp chín bằng hơi nước trước khi qua công đoạn làm khô.
Cả hai loại đều được Ban kỹ thuật Codex quốc tế thiết lập tiêu chuẩn CODEX STAN 249-2006, tổng Cục đo lường chất lượng Việt Nam ban hành TCVN 7879:2008. Những sản phẩm mỳ ăn liền có xác nhận công bố phù hợp với các tiêu chuẩn này được xem là an toàn.
Mỳ không chiên – vắt mỳ sẽ được dùng phương pháp sấy bằng nhiệt gió ở nhiệt độ khoảng 80 độ C (trong khoảng 30 phút), để làm giảm độ ẩm trong vắt mỳ, đạt mức dưới 10% sau khi sấy.
Mỳ chiên - vắt mỳ được chiên qua dầu cọ ở nhiệt độ khoảng từ 160-165 độ C trong khoảng 2,5 phút, sau khi chiên thì độ ẩm của vắt mỳ là khoảng dưới 3%.
Qua đó có thể thấy rằng cả hai phương pháp đều làm giảm độ ẩm của vắt mỳ xuống mức thấp, nhằm ngăn ngừa vi sinh vật phát triển và giúp vắt mỳ có thể bảo quản được lâu hơn, từ 5 đến 6 tháng.
Như vậy, mỳ chiên hay mỳ không chiên đều an toàn cho sức khỏe. Khi lựa chọn sản phẩm cho gia đình, tuỳ thuộc vào sở thích về sợi mỳ, hương vị hay cách chế biến mà người dùng có thể lựa chọn sử dụng phù hợp.
Quy trình chiên tại một nhà máy của công ty sản xuất mỳ theo công nghệ Nhật Bản.
Lo ngại về dầu chiên thực sự có thật sự cần thiết?
Ngày nay, vẫn còn nhiều người tỏ ra “e ngại” với mỳ được đem chiên vì sợ dầu chiên, sợ “độc” do chứa nhiều Trans fat – một loại chất béo có hại cho sức khỏe. Thậm chí, không ít người phải trụng nước sôi 2-3 lần mới ăn cho bớt “độc”?
Nhưng những nỗi lo này thật sự không cần thiết bởi kỹ thuật sản xuất mỳ ăn liền bây giờ đã hiện đại hơn rất nhiều so với 2 thập kỷ trước đây.
Các nhà sản xuất đã đầu tư được các dây chuyền, công nghệ tiên tiến với quy trình sản xuất khép kín và gần như là tự động hóa hoàn toàn.
Đối với mỳ chiên, dầu được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước, sau đó được dẫn vào chảo chiên bằng đường ống kín. Suốt quá trình chiên, nhiệt độ dầu luôn duy trì ổn định.
Vì vậy, với công nghệ mới này, không có khái niệm dầu cũ, đồng thời đảm bảo chỉ số oxy hóa của dầu đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Mặt khác, dầu dùng để chiên mỳ là dầu thực vật, có nguồn gốc từ dầu cọ, ở dạng sệt do được tách lọc bằng phương pháp ép lạnh.
Kết hợp sử dụng dầu nguyên liệu an toàn cùng quy trình chiên hiện đại đã giúp nhà sản xuất kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa phát sinh Transfat.
Điều này phần nào được chứng minh qua kết quả kiểm tra từ Trung tâm 3 (2016), một số sản phẩm mỳ ăn liền tại Việt Nam có hàm lượng Transfat rất thấp, từ 0,01-0,04g.
Nói tóm lại, mỳ chiên hay mỳ không chiên nếu được sản xuất từ đơn vị uy tín, theo quy trình hiện đại thì đều an toàn như nhau.
Tuy nhiên, khi sử dụng bất kì thực phẩm nào chúng ta cũng cần chú ý về việc cân bằng dinh dưỡng trong các nhóm thực phẩm, chẳng hạn khi ăn mỳ nên kết hợp với các loại thực phẩm khác như rau củ, thịt, trứng… để tạo thành bữa ăn hoàn thiện.
Theo LÊ THÁI HÀ/Báo điện tử Nhân dân