Khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK tư nhân Triều An- Loan Trâm vừa tiếp nhận bệnh nhân (BN) Lê Thị Sáu 68 tuổi (Vũng Liêm) nhập viện trong tình trạng khó thở, đau ngực, tim nhanh, độ bão hòa oxy máu giảm sâu (SPO2= 62%) không đáp ứng với oxy liệu pháp.
BS.CKI. Nguyễn Khắc Phúc thăm khám cho BN trước khi xuất viện. |
(VLO) Khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK tư nhân Triều An- Loan Trâm vừa tiếp nhận bệnh nhân (BN) Lê Thị Sáu 68 tuổi (Vũng Liêm) nhập viện trong tình trạng khó thở, đau ngực, tim nhanh, độ bão hòa oxy máu giảm sâu (SPO2= 62%) không đáp ứng với oxy liệu pháp.
Qua thăm khám lâm sàng kết hợp với tiền sử, bệnh sử, điện tâm đồ BN, các bác sĩ trực đã hội chẩn và nghi ngờ BN bị thuyên tắc phổi diện rộng. Ngay lập tức chỉ định dùng thuốc kháng đông đường tĩnh mạch sớm cho BN và chụp MSCT ngực có bơm thuốc cản quang kết quả có huyết khối thân động mạch phổi phải chiếm 2/3 lòng kèm tắc rải rác các nhánh phổi hai bên. Hiện tại BN ổn định, hết đau ngực, không khó thở, ăn uống được và xuất viện sau 8 ngày điều trị.
Theo BS.CKI. Nguyễn Khắc Phúc- Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK tư nhân Triều An- Loan Trâm cho biết: thuyên tắc phổi (PE) là tắc nghẽn động mạch phổi do huyết khối xuất phát từ nơi khác điển hình là ở tĩnh mạch lớn chi dưới, khung chậu. Đây là bệnh cấp cứu nội khoa và ngày càng trở nên phổ biến đe dọa tính mạng người bệnh với các triệu chứng không đặc hiệu gây khó khăn trong việc chẩn đoán.
Qua tình huống này các bác sĩ khuyến cáo các BN có yếu tố nguy cơ của thuyên tắc phổi như: huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, ung thư, sử dụng thuốc tránh thai có chứa estrogen, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh đẻ…. đột ngột khó thở kèm đau ngực nên nhập viện ngay để có thể cấp cứu kịp thời.
Tin, ảnh: SÔNG TRĂNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin