Bệnh nhân (BN) là ông T.H.C (huyện Cái Bè - Tiền Giang) được các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, BVĐK Vĩnh Long cứu sống, được xuất viện chiều 23/3. Các bác sĩ xác định BN bị suy gan thận cấp do độc tố trong mật cá éc gây ra.
BS.CK1 Võ Văn Hạnh Phúc khám, kiểm tra sức khỏe cho BN C. trước khi xuất viện. |
(VLO) Bệnh nhân (BN) là ông T.H.C (huyện Cái Bè - Tiền Giang) được các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, BVĐK Vĩnh Long cứu sống, được xuất viện chiều 23/3. Các bác sĩ xác định BN bị suy gan thận cấp do độc tố trong mật cá éc gây ra.
Theo BS.CK1 Võ Văn Hạnh Phúc - Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc BN T.H.C nhập viện ngày 7/3 trong tình trạng viêm gan cấp, tổn thương thận cấp nặng.
Trước đó, cùng ngày BN uống mật cá ét để trị hen suyễn. Sau 30 phút uống, ông C. thấy mệt nhiều, nhức đầu, vàng da, vàng mắt, ói rất nhiều được gia đình đưa đi bệnh viện cấp cứu. Qua hơn hai tuần điều trị tích cực, bù dịch, lọc máu liên tục, chức năng gan và thận của ông H.C được cải thiện.
BS Hạnh Phúc cảnh báo, trong mật cá éc (một loài cá nước ngọt sống chủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL) có chứa cyprinol sulfat là chất gây độc cho cơ thể người, độc tố này rất bền với nhiệt nên BN vẫn bị ngộ độc dù đã nấu chín.
Khi ăn phải mật cá éc chất cyprinol sulfat sẽ gây độc cho các cơ quan nội tạng (suy thận cấp), nhiễm độc máu, hoại tử tế bào gan, tác động đến tim phổi gây suy hô hấp.
“Các loại mật cá nước ngọt như cá éc, trắm, chép, trôi đều có chứa độc tố gây chết người. Khi mần cá, chế biến người dân phải loại bỏ triệt để mật cá.
Mật cá không có tác dụng điều trị bệnh, bồi bổ cơ thể như lời đồn, người dân tuyệt đối không ăn mật cá, sử dụng mật cá dưới bất kỳ hình thức nào.”- BS Hạnh Phúc khuyến cáo.
Xem video. |
Tin, ảnh: THÚY QUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin