Nhóm nổi dậy "Quân giải phóng quốc gia Karen" (KLNA) và các đồng minh "kháng chiến" tiếp tục tấn công các vị trí của quân đội và cảnh sát chính quyền quân sự Myanmar ở thị trấn Mone thuộc vùng Bago.
Nhóm nổi dậy “Quân giải phóng quốc gia Karen” (KLNA) và các đồng minh “kháng chiến” tiếp tục tấn công các vị trí của quân đội và cảnh sát chính quyền quân sự Myanmar ở thị trấn Mone thuộc vùng Bago.
Cụ thể, lực lượng nổi dậy Myanmar đã tấn công các lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ 599 và 590 cùng đồn cảnh sát cùng cây cầu của thị trấn trên kể từ hôm 2/12.
Lực lượng nổi dậy “Phòng vệ nhân dân” ở vùng Bago. Ảnh: NUG. |
Một thành viên của Lực lượng phòng vệ nhân dân Bago cho biết, quân đội chính phủ đã tiến hành không kích và pháo kích thị trấn, đồng thời gửi quân tăng viện tới đây.
Mone nằm cách thủ đô Naypyitaw 172km về phía Nam và nằm cách thành phố Yangon 241km về phía Tây Bắc. Nếu thất thủ, đây sẽ là thị trấn đầu tiên giữa 2 trung tâm chính trị của chính quyền quân sự Myanmar bị quân nổi dậy chiếm được.
Đây cũng là lần đầu tiên KNLA nỗ lực chiếm một thị trấn của vùng Bago.
Phía KNLA cho hay, kể từ ngày 2/12, đã có 32 cuộc tấn công bằng máy bay chiến đấu và trực thăng quân sự nhằm vào Mone.
Chính quyền quân sự Myanmar cũng đã cắt đứt mọi liên lạc của Mone. Cư dân thị trấn đang bị kẹt lại ở bên trong.
Cư dân địa phương cho hay, quân đội chính phủ cũng oanh tạc các ngôi làng ở khu vực Waw và Kyaukkyi.
Một cuộc tiến công mang tên Chiến dịch 1027, do liên minh 3 đội quân dân tộc hùng mạnh ở Đông Bắc Myanmar phát động vào cuối tháng 10/2023, đã phát triển thành một chiến dịch toàn quốc để giành quyền kiểm soát đối với các thị trấn và khu vực ở miền Bắc, miền Tây và miền Đông Nam của Myanmar.
Lãnh đạo chính quyền Myanmar cảnh báo
Lãnh đạo chính quyền Myanmar ông Min Aung Hlaing đã kêu gọi các nhóm dân tộc có vũ trang hãy giải quyết vấn đề một cách "chính trị", truyền thông nhà nước đưa hôm 5/12.
Thống tướng Min Aung Hliang cảnh báo, nếu các tổ chức vũ trang tiếp tục hành động thì dân thường ở các khu vực liên quan sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, các nhóm vũ trang này cần quan tâm đến cuộc sống, đời sống của dân dân và các tổ chức cần giải quyết vấn đề của mình theo hướng chính trị, New Light of Myanmar đưa tin.
Quân đội Myanmar đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc kiểm soát quốc gia Đông Nam Á này kể từ khi lên nắm quyền sau biến cố chính trị năm 2021. Ba lực lượng dân tộc thiểu số đã tiến hành chiến dịch tấn công phối hợp nhắm vào quân chính phủ vào cuối tháng 10, chiếm giữ một số thị trấn ở phía Bắc, bao gồm các khu thương mại biên giới lớn và các đồn biên phòng.
"Chính phủ Đoàn kết Quốc gia" tại Myanmar nhận được sự ủng hộ của nhóm nổi dậy có vũ trang và kêu gọi bác bỏ đối thoại với chính quyền của tướng Min Aung Hliang. Theo Liên Hợp Quốc, hàng chục nghìn người dân đã phải di dời do giao tranh.
Theo Trung Hiếu/VOV.VN