WHO và CDC các nước đưa ra khuyến nghị về tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi

04:10, 15/10/2021

Theo Tổ chức Y tế thế giới, trẻ em và thanh thiếu niên có xu hướng mắc bệnh nhẹ hơn so với người lớn. Vì vậy, việc tiêm chủng cho trẻ ít khẩn cấp hơn so với người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính và nhân viên y tế.

 

Ảnh: Getty
Ảnh: Getty

Theo Tổ chức Y tế thế giới, trẻ em và thanh thiếu niên có xu hướng mắc bệnh nhẹ hơn so với người lớn. Vì vậy, việc tiêm chủng cho trẻ ít khẩn cấp hơn so với người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính và nhân viên y tế.

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nhóm trẻ em được đánh giá là có xu hướng mắc bệnh nhẹ hơn so với người lớn.

Tuy nhiên trong bối cảnh xuất hiện các biến thể mới của SARS-CoV-2, việc tăng tỷ lệ bao phủ vaccine ngừa COVID-19 có ý nghĩa quan trọng trong việc khống chế đại dịch. Do đó nhiều quốc gia bắt đầu đưa ra các quyết định tiêm vaccine cho trẻ em.

Tổ chức Y tế thế giới cũng như giới chức y tế hàng đầu tại các quốc gia cũng ban hành một số khuyến nghị về việc tiêm vaccine cho trẻ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, trẻ em và thanh thiếu niên có xu hướng mắc bệnh nhẹ hơn so với người lớn. Vì vậy, việc tiêm chủng cho trẻ ít khẩn cấp hơn so với người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính và nhân viên y tế.

Nhà khoa học hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới Soumya Swaminathan cho biết: "Tất cả các loại vaccine đang được thử nghiệm ở trẻ em để đảm bảo chúng an toàn cũng như hiệu quả, xác định liều lượng sử dụng.

Và khi những vaccine này được triển khai ở trẻ em, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tính an toàn thông qua các hệ thống báo cáo dữ liệu.

Tất cả dữ liệu được gửi đến WHO từ các cơ quan quản lý, từ các hệ thống giám sát toàn cầu sẽ giúp chúng tôi đưa ra các khuyến nghị về an toàn và theo đó là một hướng dẫn chung về việc tiêm chủng".

Nhóm Chuyên gia cố vấn chiến lược về tiêm chủng (SAGE) của WHO đã xác nhận vaccine của Pfizer phù hợp để sử dụng cho những người từ 12 tuổi trở lên. Trẻ em từ 12-15 tuổi có nguy cơ cao có thể tiêm vaccine này cùng với các nhóm ưu tiên khác.

Nhiều quốc gia đã triển khai tiêm vaccine cho trẻ em, điển hình là Israel với hơn 1 nửa số trẻ em trên 12 tuổi và một số trẻ nhỏ hơn đã được tiêm một liều vaccine COVID-19. 

Việc triển khai vaccine cho trẻ em của Israel diễn ra tương đối suôn sẻ, với sự hợp tác của phụ huynh do lo ngại việc con mình bị nhiễm bệnh, quá mệt mỏi vì cách ly thường xuyên và nguy cơ tụt hậu nếu các con cứ tiếp tục học trực tuyến. 

Từ tháng 10 này, trẻ em Philippines từ 12 tuổi cũng được tiêm vaccine trong nỗ lực nâng tỷ lệ tiêm chủng cũng như chuẩn bị mở cửa lại trường học.

Hàng loạt các quốc gia trên khắp các châu lục cũng đang triển khai tiêm vaccine cho trẻ em ở các độ tuổi khác nhau.

Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ Anthony Fauci cho biết, nước này thúc đẩy việc tiêm chủng cho trẻ em theo kế hoạch giảm dần độ tuổi.

Ông Anthony Fauci nói: "Chúng tôi đang tiến hành đánh giá các chiến lược theo kế hoạch giảm tuổi dần. Trẻ em trên 12 tuổi. Sau đó là trẻ em từ 9 đến 12, tiếp theo là 6 đến 9 và từ 2 đến 6 và trẻ từ 6 tháng đến 2 năm tuổi”.

Đối với những trẻ từ 12 tuổi trở lên, nhóm tuổi đã được triển khai tiêm chủng  một thời gian, giới chức y tế các nước cũng ban hành một số  hướng dẫn cụ thể.  Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khẳng định vaccine ngừa COVID-19 an toàn và hiệu quả.

Tiêm vaccine có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc Covid-19, ngăn ngừa lây lan, không trở nặng. Trẻ em trên 12 tuổi nhận liều lượng vaccine của Pfizer giống như người lớn (không thay đổi theo trọng lượng). Hai mũi tiêm cách nhau 3 tuần.

CDC khuyến cáo trước khi đưa trẻ đi tiêm, người giám hộ nên tìm hiểu về cách hỗ trợ trẻ trước, trong và sau tiêm. Bên cạnh đó, cũng cần chia sẻ với trẻ về việc tiêm chủng; thông báo với bác sĩ về các loại dị ứng của trẻ (nếu có).

Trong vòng 15-30 phút sau tiêm, cần quan sát trẻ con có gặp phản ứng nghiêm trọng nào hay không. Các tác dụng phụ có thể sẽ qua trong một vài ngày./.

Theo Phạm Hà/VOV

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh