IMF cho rằng những hộ gia đình nghèo nhất chịu tác động rất nặng nề từ đại dịch COVID-19 và những hậu quả đối với giáo dục có thể kéo dài trong nhiều năm nữa.
IMF cho rằng những hộ gia đình nghèo nhất chịu tác động rất nặng nề từ đại dịch COVID-19 và những hậu quả đối với giáo dục có thể kéo dài trong nhiều năm nữa.
Hội chợ ủng hộ người nghèo chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tại thủ đô Pretoria, Nam Phi. (Ảnh: Phi Hùng/TTXVN) |
Ngày 1/4, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo đại dịch COVID-19 làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng vốn tồn tại từ lâu trên thế giới, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế và xã hội.
Trong báo cáo công bố trước thềm hội nghị mùa Xuân dự kiến vào tuần tới, IMF cho rằng những hộ gia đình nghèo nhất chịu tác động rất nặng nề từ đại dịch COVID-19 và những hậu quả đối với giáo dục có thể kéo dài trong nhiều năm nữa.
Báo cáo cũng chỉ rõ dịch bệnh đã phơi bày và làm trầm trọng hơn tình trạng bất bình đẳng về thu nhập và khả năng tiếp cận với các dịch vụ an sinh xã hội cơ bản như chăm sóc sức khỏe, tiêm chủng tại các nước trên thế giới.
Theo IMF, sự gián đoạn trong hoạt động giảng dạy đe dọa đến việc dịch chuyển xã hội, tức là sự thay đổi địa vị, tầng lớp của con người trong xã hội, gây ra những tác động trong thời gian dài đối với trẻ em và trẻ vị thanh niên, đặc biệt là những đối tượng trong các gia đình nghèo khó.
Báo cáo này cho rằng việc ngày càng phụ thuộc vào công việc và học tập bằng hình thức kỹ thuật số sẽ khiến khoảng cách giàu nghèo càng rộng thêm, cản trở những lao động tay nghề thấp có được việc làm.
Trước tình trạng bất bình đẳng gia tăng, xã hội có thể chứng kiến sự phân cực gia tăng, sự xói mòn niềm tin đối với chính phủ và gia tăng bạo loạn xã hội.
Thông qua báo cáo này, IMF cũng kêu gọi tăng thuế và cải thiện việc thu thuế nhằm bổ sung ngân sách, qua đó có thể nâng cấp hệ thống an sinh xã hội. Theo các tác giả báo cáo, các nước có thể tăng thuế đối với những người giàu nhất, xóa bỏ khoảng cách cũng như hiện đại hóa chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, qua đó tạo nguồn thu để đầu tư cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chương trình tiêm chủng và tìm kiếm việc làm.
Báo cáo cũng đề xuất chính phủ các nước có thể cân nhắc kêu gọi những hộ gia đình có thu nhập cao đóng góp cho quỹ tạm thời để khôi phục sau đại dịch.
Theo IMF, việc sử dụng nguồn quỹ này cho các chương trình an sinh xã hội quan trọng có thể tạo ra tác động mạnh khi mà có tới 6 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển và mới nổi có nguy cơ phải bỏ học trong năm 2021.
Các tác giả báo cáo chỉ rõ nếu các nước tăng 1% GDP cho giáo dục có thể giúp thu hẹp gần 33% khoảng cách nhập học giữa người nghèo nhất và người giàu nhất./.
Theo Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin