Số tiền trên là một phần trong ngân quỹ khoảng 12 tỷ USD mà Ngân hàng Thế giới (WB) có sẵn dành để hỗ trợ việc phát triển, phân phối và sản xuất vaccine tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Số tiền trên là một phần trong ngân quỹ khoảng 12 tỷ USD mà Ngân hàng Thế giới (WB) có sẵn dành để hỗ trợ việc phát triển, phân phối và sản xuất vaccine tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Giám đốc điều hành hoạt động của WB Axel van Trotsenburg ngày 9/4 cho biết thêm tổ chức này dự kiến sẽ mở rộng cam kết trên lên 4 tỷ USD để cung cấp vaccine phòng COVID-19 cho 50 nước vào giữa năm 2021.
Trong khi đó, giới chức y tế công cộng cảnh báo cuộc chạy đua trong việc bào chế vaccine phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể sẽ thất bại nếu tiến độ tiêm chủng vaccine tại các nước đang phát triển không được đẩy nhanh.
Theo Tổng Giám đốc tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, các loại vaccine phòng COVID-19 có sẵn có thể sẽ không còn hiệu quả nếu virus SARS-CoV-2 tiếp tục lây lan và biến đổi.
Ngay cả ở những quốc gia có tỷ lệ người được tiêm chủng cao cũng sẽ không còn được an toàn do các loại vaccine này không thể ngăn chặn được những biến thể mới của virus trên.
Trước đó, ngày 9/4, Ủy ban Phát triển của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và WB ra thông cáo cho hay 2 tổ chức tài chính này nên hợp tác chặt chẽ với nhau để giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch COVID-19 và đảm bảo việc phân phối vaccine phòng bệnh một cách công bằng và hiệu quả tại tất cả các quốc gia trên thế giới.
Theo ủy ban này, việc cung cấp kịp thời các loại vaccine an toàn và hiệu quả tại tất cả các quốc gia là yếu tố rất quan trọng để chấm dứt đại dịch, đặc biệt là khi các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện.
Các nước đang phát triển cũng cần tăng cường khả năng sẵn sàng cho các chiến dịch tiêm chủng và phát triển các chiến lược có sự phối hợp để tiếp cận những nhóm dân số dễ bị tổn thương.
Theo PN/Báo Chính phủ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin