Để tăng cường bình đẳng giới, cần ưu tiên các quyền cơ bản bị lãng quên với phụ nữ và trẻ em, trong đó có nước sạch và vệ sinh an toàn để phòng COVID-19.
Để tăng cường bình đẳng giới, cần ưu tiên các quyền cơ bản bị lãng quên với phụ nữ và trẻ em, trong đó có nước sạch và vệ sinh an toàn để phòng COVID-19.
Phụ nữ trên toàn thế giới đều có chung ưu tiên với việc được tiếp cận nước sạch. Ảnh: CNN |
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 2,2 tỷ người không được tiếp cận nước uống an toàn. Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết cứ 3 người trên thế giới sẽ có 1 người không được tiếp cận cơ sở vật chất để rửa tay, trong khi rửa tay với nước và xà phòng là ưu tiên hàng đầu trong việc phòng chống dịch COVID-19.
Ngoài ra, các cơ sở chăm sóc y tế còn chịu nhiều gánh nặng trong dịch COVID-19.Một nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa the Lancet trong tháng 5/2020 cho biết điều này khiến trong vòng 6 tháng tiếp theo sẽ có khoảng 57.000 bà mẹ và 1,2 triệu trẻ em có thể tử vong.
Nước và vệ sinh là yếu tố quan trọng trong chuyển đổi mối quan hệ giới, góp phần nâng cao khả năng sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Theo WHO, trên thực thế, các biện pháp vệ sinh cơ bản và đơn giản trong chăm sóc tiền sản, chuyển dạ và sinh nở có thể giảm thiểu 25% rủi ro nhiễm khuẩn, tử vong đối với bà mẹ và trẻ em.
Ngay cả trước khi dịch COVID-19 xảy ra, có khoảng 810 phụ nữ tử vong mỗi ngày do các vấn đề có thể ngăn chặn trước liên quan tới mang thai và sinh đẻ. Trong đó, 94% trường hợp tử vong xảy ra tại những quốc gia thu nhập thấp và thu nhập trung bình.
Cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân (WASH) là điều cần thiết đồng thời cũng là điều phụ nữ muốn. Trong nghiên cứu với trên 1,2 triệu phụ nữ và trẻ em tại 114 quốc gia, việc nâng cao khả năng tiếp cận với WASH được coi là nhu cầu cao thứ hai trong chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Trong cuộc sống hàng ngày, phụ nữ và trẻ em luôn là đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên nếu thiếu nước sạch và nhà vệ sinh cơ bản. Theo UNICEF, trên thế giới, phụ nữ và trẻ em phải dành 200 triệu giờ mỗi ngày để tích trữ nước.
Uganda, Tanzania, Peru và Nam Phi đều đã có những chính sách quốc gia tham vọng hướng tới tăng cường số lượng phụ nữ làm trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh. Những nước này cũng chủ trương thay đổi cách quản lý nguồn nước. Nhiều quốc gia khác cũng dự kiến có bước đi tương tự.
Theo Hà Linh/Báo Tin tức
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin