Dù có dân số đông nhất thế giới, số lượng họ tại Trung Quốc lại rất hiếm. Ngoài sự biến mất tự nhiên theo dòng lịch sử, các họ hiếm tại quốc gia này đang dần bị xóa sổ bởi... công nghệ.
Dù có dân số đông nhất thế giới, số lượng họ tại Trung Quốc lại rất hiếm. Ngoài sự biến mất tự nhiên theo dòng lịch sử, các họ hiếm tại quốc gia này đang dần bị xóa sổ bởi... công nghệ.
Thẻ căn cước điện tử của Trung Quốc được sử dụng trong nhiều dịch vụ tiện ích - Ảnh: CNN |
Theo số liệu từ chính phủ, 5 họ phổ biến nhất Trung Quốc chiếm 30% dân số nước này, tức 433 triệu người.
Bộ An ninh Trung Quốc ghi nhận, trong số 1,37 tỉ dân, Trung Quốc có khoảng 6.000 họ vẫn được sử dụng. Gần 86% dân số Trung Quốc chỉ sử dụng 100 trong số 6.000 họ này.
Để so sánh, thống kê dân số Mỹ năm 2010 ghi nhận đến 6,3 triệu họ, trong khi dân số Mỹ chưa được đến 1/4 của Trung Quốc. Đa phần những họ này đều chỉ được ghi nhận một lần.
Theo Đài CNN, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc Trung Quốc có ít họ đến vậy. Một trong số đó có thể kể đến... công nghệ.
Trung Quốc không phải lúc nào cũng có ít họ. Theo ông Chen Jiawei, giáo sư nghiên cứu các họ của Trung Quốc tại ĐH Beijing Normal, quốc gia này có hơn 20.000 họ xuyên suốt chiều dài lịch sử.
Trải qua lịch sử đầy biến động với các cuộc di dân, xung đột chính trị và chiến tranh, nhiều họ tại Trung Quốc biến mất. Ngoài ra, thông lệ ban họ hoặc sửa họ của các nhà cầm quyền thời xưa cũng góp phần không nhỏ khiến các dòng họ nhỏ mất đi.
Dù vậy, các họ hiếm tại quốc gia đông dân nhất thế giới này đang đối mặt với thách thức mới trong thời đại số.
Số hóa thì họ cũng ít đi
Chữ Hán hay Hán tự vốn là chữ tượng hình với nhiều chữ cái khác nhau.
Theo CNN, với công nghệ phát triển, một số họ được viết bằng Hán tự quá khó, không thể viết được trên máy tính. Vì thế, nhiều người đã chọn cách... đổi họ cho tiện.
Trước đây, những người có họ khó viết vẫn không gặp quá nhiều vấn đề vì hầu hết các văn bản và thư từ đều được viết tay. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của công nghệ với hệ thống căn cước số mới đã biến việc viết các họ này trở nên khó khăn.
Vấn đề ở chỗ không phải tất cả các chữ của Trung Quốc đều được mã hóa. Tân Hoa Xã ghi nhận, vào năm 2017, khoảng 32.000 Hán tự đã được mã hóa, nhưng vẫn còn hàng chục ngàn chữ khác còn sót lại.
Cũng theo hãng tin trên, tính tới năm 2017, có tới 60 triệu công dân Trung Quốc gặp khó khi viết họ của mình.
Một yếu tố khác khiến số lượng họ tại Trung Quốc tiếp tục giảm xuống là nỗ lực chuẩn hóa ngôn ngữ của Bắc Kinh.
Nhiều tỉnh thành tại Trung Quốc lại dùng các phương ngữ khác nhau của tiếng Quan Thoại. Sự phân hóa này sâu sắc đến nỗi nhiều vùng không thể hiểu được ngôn ngữ của nhau.
Hệ quả là bảng chữ cái tiếng Hoa phổ thông đã ra đời vào năm 2013, được lãnh đạo nhà nước khen ngợi là "bước khởi đầu" để chuẩn hóa tiếng Hoa.
Bảng chữ này bao gồm 8.000 ký tự, tức chỉ một phần nhỏ trong số các chữ cái đang tồn tại trong Hán tự. Dù thế, bảng chữ này được áp dụng trong giáo dục và đào tạo, sách báo, và nhiều loại hình văn bản khác nhau.
Điều này đã thu hẹp kho chữ cái người dân Trung Quốc có thể sử dụng để viết tên của họ.
Theo TTO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin