Năm 2021, thế giới có thể phải chứng kiến một cuộc chiến mới ở Địa Trung Hải

07:01, 02/01/2021

Năm 2020 nhiều sóng gió về mọi mặt sắp kết thúc, nhưng năm tiếp theo được tiên lượng còn khó khăn hơn khi một cuộc đụng độ bạo lực giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp ở Đông Địa Trung Hải có thể sẽ xảy ra.

Năm 2020 nhiều sóng gió về mọi mặt sắp kết thúc, nhưng năm tiếp theo được tiên lượng còn khó khăn hơn khi một cuộc đụng độ bạo lực giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp ở Đông Địa Trung Hải có thể sẽ xảy ra.

Những rạn nứt khó hóa giải

Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ là đối thủ lịch sử truyền kiếp. Người ta đã cố gắng hòa giải họ trong khuôn khổ khối NATO, nhưng không thành công.

Ngày nay, tình hình trở nên tồi tệ hơn do cả hai quốc gia đều đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng và cần những động lực để phục hồi và tăng trưởng.

Các động lực có thể là những mỏ khí khổng lồ được phát hiện ở Đông Địa Trung Hải, ngoài khơi bờ biển Síp. Bên nào kiểm soát việc khai thác và xuất khẩu chúng sang các nước EU thì bên đó sẽ nhận được hàng chục tỷ USD.

Căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp không chỉ có nguồn gốc lịch sử mà còn bị kích thích bởi việc phát hiện nhiều mỏ khí khổng lồ ngoài khơi bờ biển Síp. Nguồn: nationalinterest.org
Căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp không chỉ có nguồn gốc lịch sử mà còn bị kích thích bởi việc phát hiện nhiều mỏ khí khổng lồ ngoài khơi bờ biển Síp. Nguồn: nationalinterest.org

Lấy cảm hứng từ những thành công to lớn ở Nagorno-Karabakh, Tổng thống Erdogan có thể cố gắng giải quyết vấn đề một lần nữa bằng sức mạnh.

Tuy nhiên, mọi thứ phức tạp hơn nhiều so với những gì ông ta muốn. Nói một cách công bằng, Síp không thuộc về Hy Lạp, đó là một quốc gia có chủ quyền, nơi có người gốc Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cùng sinh sống.

Ankara luôn viện dẫn Công ước Síp ngày 4/6/1878, khi hòn đảo này được xác định là một phần của Đế chế Ottoman hùng mạnh một thời.

Năm 1969, Vương quốc Anh công nhận một phần các quyền của Thổ Nhĩ Kỳ đối với hòn đảo, và vào năm 1974, Ankara thực hiện một cuộc can thiệp quân sự dẫn đến Cộng hòa Bắc Síp thuộc Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập.

Mặc dù thực tế là nó chỉ được công nhận bởi chính Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng điều này không ngăn cản nước cộng hòa này tồn tại cho đến ngày nay.

Bằng cớ này, người Thổ Nhĩ Kỳ đã giải quyết được vấn đề cung cấp nước cho người dân bằng cách xây dựng một đường ống dẫn nước dưới biển từ lục địa đến hòn đảo.

Hiện nay, mâu thuẫn và vấn đề chung sống của người Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ trên đảo Síp ngày càng trở nên trầm trọng hơn khi người ta phát hiện ra các mỏ khí đốt gần đó, cũng như thực tế hòn đảo này là điểm then chốt để xây dựng đường ống trung chuyển từ Israel đến châu Âu.

Ankara muốn có được phần của mình trong nguồn lợi không bé này, nhưng người Hy Lạp nhìn vấn đề ngược lại, theo cách khác. Có cơ sở và lý do để tin rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có thể cố gắng áp dụng kinh nghiệm Karabakh để giải quyết vấn đề bằng vũ lực ở Síp.

Dưới sự chèo lái của Tổng thống Erdogan, với lực lượng hải quân hùng hậu, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được coi là mạnh thứ hai trong NATO, sau Mỹ.

Người Thổ Nhĩ Kỳ có các UAV tấn công đã thể hiện rất tốt ở Nagorno-Karabakh, trên không họ được che chắn bảo vệ bởi hệ thống phòng không S-400 mới nhất do Nga sản xuất.

Thông tin xuất hiện trên báo chí cho thấy, các sỹ quan quân đội, những người có liên quan đến âm mưu đảo chính thất bại cách đây vài năm, đã bắt đầu được thả khỏi các nhà tù của Thổ Nhĩ Kỳ trước thời hạn.

Kịch bản đối đầu Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp

Về lý thuyết, các sự kiện có thể phát triển như sau: Đối với phần Síp của Thổ Nhĩ Kỳ, một số hành động khiêu khích đang diễn ra từ phía Hy Lạp, khiến Ankara áp đặt một cuộc phong tỏa hải quân đối với hòn đảo và phái một cánh quân tới đó.

Điều này ngay lập tức buộc Athens phải can thiệp để bảo vệ người Hy Lạp ở Síp, có thể bằng cách gửi hạm đội của họ đến hòn đảo và bắt đầu một số hoạt động thù địch trên biên giới đất liền với Thổ Nhĩ Kỳ.

Ankara có vẻ mạnh mẽ hơn và một mình đối đầu với Hy Lạp, có thể đồng thời "ép" các đảo tranh chấp khác khỏi Hy Lạp.

Vấn đề đối với Tổng thống Erdogan là rất có thể Athens sẽ cự tuyệt việc bị xé lẻ. Các cuộc tập trận của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gây ra mối lo ngại lớn đối với tất cả các nước láng giềng của nước này. Vì thế, các đồng minh chính thức của NATO sẽ buộc phải hỗ trợ Hy Lạp.

Nếu xung đột Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp nổ ra, NATO được nhận định sẽ đứng về phía Hy Lạp. Nguồn: ekathimerini.com
Nếu xung đột Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp nổ ra, NATO được nhận định sẽ đứng về phía Hy Lạp. Nguồn: ekathimerini.com

Trên thực tế, Mỹ đã bắt đầu làm điều này một cách thách thức. Đối với việc mua S-400, Washington đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Ankara.

Mỹ cũng loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35, chuyển giao 6 máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm cho Hy Lạp. Lầu Năm Góc đã cho thấy, họ đang xem xét căn cứ không quân Heraklion ở đảo Crete của Hy Lạp như một sự thay thế cho căn cứ Incirliku trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Washington dự định tự củng cố gần eo biển Dardanelles của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi Công binh Lục quân Mỹ hiện đang nâng cấp cảng Alexandroupolis.

Đây là những tín hiệu và thông điệp khá nghiêm túc dành cho Ankara. Liệu Tổng thống Erdogan sẽ gây xung đột quân sự với Hy Lạp? Trên thực tế, ông Erdogan sẽ bị phụ thuộc vào sự thay đổi chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời ông Biden nên động thái cụ thể là gì, chúng ta sẽ phải chờ thời gian giải đáp./.

Theo VOV

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh