COVID-19 tại ASEAN hết 22/7: Indonesia lập kỷ lục số ca tử vong; Thái Lan gia hạn tình trạng khẩn cấp

10:07, 23/07/2020

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 22/7, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 3.817 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 6.500 người.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 22/7, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 3.817 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 6.500 người.

Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong 24 giờ qua, khối ASEAN vẫn chỉ có hai quốc gia Indonesia và Philippines ghi nhận các ca tử vong vì virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).

Indonesia tình hình tiếp tục diễn biến xấu khi số bệnh nhân mắc và số ca tử vong tiếp tục xu thế tăng cao cao, thậm chí ngày càng nghiêm trọng hơn. “Quốc gia vạn đảo” đang dẫn đầu khu vực về tổng số bệnh nhân cũng như nạn nhân tử vong do đại dịch.

Philippines dịch bệnh đã có phần hạ nhiệt khi số ca tử vong/ngày giảm mạnh mấy ngày qua, dù số ca mắc mới vẫn cao thứ hai trong số các nước ASEAN. Ngày 22/7, nước này chỉ có 4 người thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 6.519 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 145 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 225.988. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 131.310 trường hợp.

Trái với tình hình ở Indonesia hay Philippines, các nước khác trong khu vực đang kiểm soát tốt địch bệnh và đời sống kinh tế-xã hội bắt đầu trở lại. Nhiều nước ASEAN tiến tục xúc tiến quá trình mở cửa trở lại và khôi phục hoạt động kinh tế xã hội.

Số liệu dịch COVID-19 tại các nước ASEAN hết ngày 22/7:

Quốc gia

Tổng số ca mắc

Ca mắc mới

Tổng số ca tử vong

Ca tử vong mới

Ca phục hồi

Indonesia

91.751

+1.882

4.459

+139

50.255

Philippines

72.269

+1.594

1.843

+6

23.623

Singapore

48.744

+310

27

 

44.795

Malaysia

8.831

+16

123

 

8.566

Thái Lan

3.261

+6

58

 

3.105

Việt Nam

408

+7

 

 

365

Myanmar

343

+2

6

 

280

Campuchia

197

 

 

 

140

Brunei

141

 

3

 

138

Timor-Leste

24

 

 

 

24

Lào

19

 

 

 

19

 
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Surabaya, Indonesia, ngày 20/7/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Surabaya, Indonesia, ngày 20/7/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Tại Indonesia, Bộ Y tế thông báo nước này ngày 22/7 đã ghi nhận thêm 139 ca tử vong do COVID-19, mức tăng trong ngày cao nhất và nâng tổng số ca tử vong tại Indonesia lên 4.459 ca.

Cùng ngày, số ca nhiễm tại Indonesia đã tăng thêm 1.882 ca lên 91.751 ca, đây là số ca mắc COVID-19 cao nhất tại khu vực Đông Á.

Trước tình hình dịch còn nguy hiểm, nhiều địa phương của Indonesia trong đó có thủ đô Jakarta đã kéo dài thời gian áp dụng các biện pháp phòng dịch. Thống đốc Jakarta Anies Baswedan quyết định kéo dài giai đoạn hạn chế xã hội quy mô lớn (PSBB) thêm 14 ngày kể từ 16/7.

Một khu chợ ven đường ở Surabaya, Indonesia ngày 2/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Một khu chợ ven đường ở Surabaya, Indonesia ngày 2/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Giám đốc điều hành Trung tâm cải cách kinh tế cách (CORE) Mohammad Faisal đánh giá Indonesia đứng trước nguy cơ bước vào thời kỳ suy thoái kinh tế trong năm nay và đây sẽ là cuộc suy thoái đầu tiên của nước này kể từ năm 1998.

Theo ông Faisal, nền kinh tế Indonesia sẽ giảm từ 1,5% đến 3% trong năm 2020. Nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á này sẽ giảm 1,5% nếu đỉnh điểm dịch COVID-19 xảy ra vào quý III/2020 và chính phủ không thực hiện lại chính sách hạn chế xã hội quy mô lớn (PSBB). Nếu các ca lây nhiễm tiếp tục tăng cho đến quý IV/2020, kinh tế nước này sẽ tới giảm 3%.

Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán tăng trưởng kinh tế của Indonesia trong năm 2020 sẽ ở mức 0%, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính tăng trưởng kinh tế  Indonesia sẽ giảm 0,3% trong năm 2020 và sẽ trở lại tăng trưởng vào năm 2021 ở mức 6,1%.

Kiểm tra thân nhiệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN
Kiểm tra thân nhiệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN

Tại Philippines ngày 22/7, số ca mắc COVID-19 đã tăng thêm 1.594 ca, lên tổng số 72.269 ca. Số ca tử vong tăng thêm 6 ca lên 1.843 ca. Thủ đô Manila, nơi sinh sống của gần 15 triệu dân, vẫn là tâm dịch của Philippines với 971 ca nhiễm mới trong ngày 22/7.

Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines Harry Roque cảnh báo sẽ tái áp đặt biện pháp cách ly nghiêm ngặt hơn ở Manila nếu số ca nhiễm tiếp tục tăng. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại Philippines đang cải thiện hơn khi số ca tử vong/ngày tiếp đà giảm thời gian qua.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN

Trước đó, người phát ngôn Harry Roque thông báo nước này sẽ cho phép những công dân nước ngoài có thị thực dài hạn nhập cảnh từ tháng 8 tới, nếu đáp ứng được các điều kiện do cơ quan chức năng đặt ra.

Các điều kiện bao gồm người nước ngoài phải có thị thực hợp lệ và có hiệu lực tại thời điểm nhập cảnh, đồng nghĩa với việc thị thực nhập cảnh mới sẽ không được chấp nhận. Người nước ngoài cũng có thể sẽ phải chấp nhận việc phải chờ đợi tại các cảng và tại thời điểm nhập cảnh nếu số lượng hành khách Philipines trở về nước quá đông vì công dân Philippines trở về nước sẽ được ưu tiên.

Hơn nữa, người nước ngoài cũng phải đặt chỗ trước tại các cơ sở cách ly được chính quyền công nhận và đặt trước với các cơ quan thực hiện xét nghiệm COVID-19.

Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan ngày 8/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan ngày 8/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Thái Lan, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) của Chính phủ Thái Lan đã thông qua việc kéo dài sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc thêm 1 tháng cho tới ngày 31/8.

Người phát ngôn CCSA Taweesilp Visanuyothin cho biết việc kéo dài nói trên là cần thiết vì đại dịch COVID-19 vẫn đang lây lan trên thế giới, trong khi Thái Lan sẽ cho phép khách nước ngoài nhập cảnh và nới lỏng các biện pháp phong tỏa đối với những loại hình kinh doanh và hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao.

Theo ông Taweesilp, sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp sẽ cho phép chính phủ hạn chế người đến, theo sát những ca nghi nhiễm COVID-19 và áp đặt các biện pháp kiểm soát đối với tất cả các loại hình kinh doanh và hoạt động.

Sắc lệnh này sẽ là một công cụ quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi quốc gia sang tình trạng bình thường mới cho đến khi có các luật khác.

Học sinh và giáo viên đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại một trường học ở Bangkok, Thái Lan, ngày 1/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Học sinh và giáo viên đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại một trường học ở Bangkok, Thái Lan, ngày 1/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

CCSA cũng đã thông qua trên nguyên tắc giai đoạn 6 nới lỏng các biện pháp phong tỏa đối với một số nhóm người nước ngoài, nhưng đang chờ những hướng dẫn cụ thể về việc phòng chống dịch bệnh từ các bộ liên quan trước khi công bố ngày áp dụng.

Trong khi đó, chính phủ sẽ cho phép người có thẻ đặc quyền Thái Lan (Thailand Elite Card) nhập cảnh với điều kiện họ phải tham gia cách ly 14 ngày tại một cơ sở cách ly thay thế có đóng phí.

Thái Lan đã trải qua 58 ngày liên tiếp không ghi nhận các ca COVID-19 nội địa. Trong ngày 22/7, quốc gia Đông Nam Á này xác nhận thêm 6 ca COVID-19 mới không có triệu chứng trong số các công dân hồi hương từ nước ngoài và đã được cách ly.

Kể từ tháng 1/2020 đến nay, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 3.261 ca COVID-19, trong đó có 58 trường hợp tử vong.

Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 10/4/2020. Ảnh: AFP/ TTXVNch ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 10/4/2020. Ảnh: AFP/ TTXVNch ảnh

Ngày 22/7, Bộ Giáo dục, Thanh Niên và Thể thao Campuchia đã thông báo về việc Hội đồng Bộ trưởng Campuchia cho phép bộ này được mở cửa trở lại 20 trường học đáp ứng tiêu chuẩn cao về an toàn sau khi phải đóng cửa để đề phòng nguy cơ dịch COVID-19 lây lan.

Người phát ngôn Bộ Giáo dục-Thanh Niên và Thể thao Campuchia Ros Soveacha cho biết trong ngày 22/7, bộ này sẽ ký bản ghi nhớ với các trường để đảm bảo những cơ sở này tuân thủ các biện pháp an toàn của Bộ Y tế Campuchia và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Theo Bộ Giáo dục, Thanh Niên và Thể thao Campuchia, giai đoạn một mở cửa trở lại các cơ sở giáo dục sẽ bao gồm các trường đáp ứng được tiêu chuẩn cao về phòng dịch, giai đoạn hai sẽ tập trung vào những trường có tiêu chuẩn trung bình và giai đoạn ba là những trường có tiêu chuẩn an toàn tối thiểu.

Thông báo của bộ trên cho biết một trong những tiêu chuẩn an toàn là mỗi lớp học không vượt quá 15 học sinh, trong khi việc giãn cách xã hội phải được áp dụng chặt chẽ.

Tính đến hết ngày 22/7, Campuchia ghi nhận tổng cộng 197 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 và 140 trường hợp đã khỏi bệnh. Campuchia chưa ghi nhận ca tử vong nào vì dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp.

Theo Thanh Tuấn/Báo Tin tức

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh