COVID-19 tại ASEAN hết 13/7: Năm nước ghi nhận ca bệnh mới; Philippines vượt Indonesia về ca tử vong/ngày

02:07, 14/07/2020

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 13/7, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thêm 2.361 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên 5.470 người.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 13/7, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thêm 2.361 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên 5.470 người.

Cử tri bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Singapore ngày 10/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Cử tri bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Singapore ngày 10/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong 24 giờ qua, khối ASEAN vẫn chỉ có hai quốc gia Indonesia và Philippines ghi nhận các ca tử vong vì virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).
Indonesia tình hình tiếp tục diễn biến xấu khi số bệnh nhân mắc và số ca tử vong vẫn ở mức cao.

“Quốc gia vạn đảo” đang dẫn đầu khu vực về tổng số bệnh nhân cũng như nạn nhân tử vong do đại dịch. Tuy nhiên, Philippines có số ca tử vong/ngày nhiều hơn Indonesia. Trong ngày, khu vực ASEAN chỉ có 5 nước phát sinh các ca mắc COVID-19.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 5.470 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 115 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 193.258. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 111.880 trường hợp.

Trái với tình hình ở Indonesia hay Philippines, các nước khác trong khu vực đang kiểm soát tốt địch bệnh và đời sống kinh tế-xã hội bắt đầu trở lại. Nhiều nước ASEAN tiến tục xúc tiến quá trình mở cửa trở lại và khôi phục hoạt động kinh tế xã hội, dù vẫn đề cao cảnh giác trước nguy cơ làn sóng dịch thứ hai.

Quốc gia

Tổng số ca nhiễm

Ca nhiễm mới

Tổng ca tử vong

Ca tử vong mới

Ca phục hồi

Indonesia

76.981

+1.282

3.656

+50

36.689

Philippines

57.006

+747

1.599

+65

20.371

Singapore

46.283

+322

+26

 

42.285

Malaysia

8.725

+7

122

 

8.520

Thái Lan

3.220

+3

58

 

3.090

Việt Nam

372

 

 

 

350

Myanmar

331

 

6

 

261

Cambodia

156

 

 

 

133

Brunei

141

 

3

 

138

Timor-Leste

24

 

 

 

24

Lào

19

 

 

 

19

 

Trong ngày 13/7, Bộ Y tế Indonesia cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 1.282 ca mắc COVID-19, đưa tổng số người mắc bệnh tại quốc gia Đông Nam Á này lên 76.981, trong đó có 3.656 trường hợp tử vong.

Giới chức Indonesia ngày 13/7 cho biết nước này đang lên kế hoạch phạt những người vi phạm quy định liên quan đến y tế. Phát biểu tại phiên họp Nội các cùng ngày, Tổng thống Joko Widodo đã yêu cầu các thành viên Nội các cân nhắc áp đặt các biện pháp trừng phạt những người vi phạm quy định liên quan đến y tế. Ông cho rằng nhiều người vẫn thiếu ý thức trong việc tuân thủ các quy định.

 Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt cho du khách tại Bali, Indonesia, ngày 12/2/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt cho du khách tại Bali, Indonesia, ngày 12/2/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN

Tổng thống Indonesia đã kêu gọi ưu tiên xử lý đại dịch COVID-19 tại 8 tỉnh trên cả nước, gồm Đông Java, Jakarta, Tây Java, Nam Sulawesi, Trung Java, Bắc Sumatra và Papua. Ông nhấn mạnh mối quan tâm hiện nay của chính phủ là tập trung xét nghiệm, truy dấu hàng loạt và điều trị, trong đó ưu tiên cho 8 tỉnh nói trên.

Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ Indonesia cũng kêu gọi đẩy nhanh xét nghiệm bằng cách chuẩn bị thêm các phòng xét nghiệm cố định và di động tại các địa phương, với mục tiêu nâng số lượng xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) từ mức 20.000 hiện nay lên 30.000 mẫu bệnh phẩm mỗi ngày.

 Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Medan, Indonesia, ngày 24/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Medan, Indonesia, ngày 24/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto ngày 10/7 đã yêu cầu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với các quân nhân thuộc quân đội (TNI) sau khi phát hiện một ổ dịch lớn tại Trường Sĩ quan Lục quân ở thành phố Bandung, tỉnh Tây Java.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Indonesia, ông Dahnil Anzar Simanjuntak cho biết Bộ trưởng Prabowo đã yêu cầu xét nghiệm COVID-19 cho tất cả các thành viên thuộc TNI. Hơn nữa, TNI hiện đã trở thành một trong những mũi nhọn trong công tác xử lý COVID-19. Theo ông Dahnil, TNI đã đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng y tế trên khắp các khu vực của Indonesia.

Nhiều binh sĩ TNI trực tiếp tham gia phòng chống COVID-19, trong đó có những người túc trực tại bệnh viện dã chiến ở Làng vận động viên Wisma Atlet tại Jakarta.

Việc xét nghiệm hàng loạt đã bắt đầu được triển khai tại một số địa điểm, nhưng sau vụ việc tại Trường Sĩ quan Lục quân, Bộ trưởng Prabowo mong muốn các cuộc xét nghiệm phải được tiến hành liên tục trên phạm vi rộng hơn.

Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 3/7/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 3/7/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Trong ngày 13/7, Philippines đã ghi nhận số ca tử vong mới còn nhiều hơn cả Indonesia. Cụ thể, nước này có 747 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 và 65 ca tử vong, qua đó nâng tổng số người mắc COVID-19 và tử vong vì đại dịch ở nước này lên lần lượt 57.006 và 1.599 trường hợp.

Trước việc số bệnh nhân COVID-19 tiếp tục gia tăng, giới chức Philippines thông báo áp đặt lệnh phong tỏa trở lại một phần vùng thủ đô Manila với khoảng 250.000 cư dân. Lệnh này được đưa chỉ 6 tuần sau khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng.

Theo ông Toby Tiangco, Thị trưởng thành phố Navotas - một trong 16 thành phố tạo nên vùng thủ đô Manila gồm 12 triệu dân - người dân ở thành phố này sẽ phải ở nhà trong 2 tuần lễ sắp tới. Thống kê cho thấy Navotas - một trong những khu vực nghèo nhất của vùng thủ đô Manila, đã ghi nhận 931 ca mắc COVID-19 và 59 người tử vong. Tuy nhiên, số bệnh nhân đã tăng trở lại trong 2 tuần gần đây.

 Học sinh đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 khi tham dự kỳ thi đại học ở Limo, Tây Java, Indonesia, ngày 6/7/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Học sinh đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 khi tham dự kỳ thi đại học ở Limo, Tây Java, Indonesia, ngày 6/7/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Thị trưởng Tiangco khẳng định chính quyền không còn lựa chọn nào khác khi phải áp đặt trở lại các biện pháp phong tỏa do có quá nhiều người không tuân thủ các quy định giãn cách xã hội. Biện pháp này dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 15 hoặc 16/7.

Theo đó, người dân sẽ được phép đi làm, nhưng không được tập thể dục ngoài trời. Các cửa hàng, công ty có thể vẫn được phép mở cửa, nhưng các nhà hàng chỉ được phép bán mang đi.

Thị trưởng Navotas cũng đã đề nghị cảnh sát trưởng thủ đô triển khai lực lượng để đảm bảo các biện pháp trên được tuân thủ cũng như bắt giữ những người vi phạm.

Các biện pháp giãn cách xã hội nhằm khống chế dịch COVID-19 đã được thực hiện trên khắp Philippines. Tuy nhiên, biện pháp này được áp đặt nghiêm nhất và dài nhất ở vùng thủ đô Manila - vốn được coi là "tâm dịch" của quốc gia Đông Nam Á này.

Vùng này đã được phong tỏa vào giữa tháng 3 và chỉ bắt đầu mở lại vào đầu tháng 6. Tuy nhiên, sau khi nới lỏng các quy định và hàng nghìn người từ nước ngoài trở về, số ca mắc COVID-19 tại Philippines đã tăng cao.

 Học sinh và giáo viên đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại một trường học ở Bangkok, Thái Lan, ngày 1/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Học sinh và giáo viên đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại một trường học ở Bangkok, Thái Lan, ngày 1/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Thái Lan trong 24 giờ qua chỉ ghi nhận 3 ca COVID-19, nâng tổng số ca bệnh tại nước này lên 3.220 trường hợp. Thái Lan hiện có 58 ca tử vong vì virus SARS-CoV-2 và đã nhiều tuần không có ca tử vong mới, trong khi số ca mắc phát sinh ở mức thấp.

Đây là tiền đề để Chính phủ Thái Lan nới lỏng các biện pháp giãn cách và mở cửa lại nền kinh tế.

Vaccine CU-Cov19 chống virus SARS-CoV-2 do một nhóm nghiên cứu người Thái Lan phối hợp với Đại học Pennsylvania phát triển dự kiến được sản xuất đại trà vào quý III hoặc cuối năm 2021.

Ngày 12/7, nhóm nghiên cứu trên cho biết một số cá thể linh trưởng được sử dụng liều thứ hai của CU-Cov19 đã phát triển kháng thể COVID-19 ở các cấp độ cao. Đây là một dấu hiệu đáng khích lệ trước khi tiến hành thử nghiệm trên người vào tháng 11 tới.

Người dân đi chợ tại thủ đô Bangkok. Ảnh: AFP
Người dân đi chợ tại thủ đô Bangkok. Ảnh: AFP

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm CU-Cov19, một loại vaccine mRNA, trên 13 cá thể khỉ nhiệt đới tại trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng quốc gia thuộc Đại học Chulalongkorn. Kết quả nghiên cứu trên đã mang lại hy vọng lớn về việc Thái Lan sản xuất thành công vaccine phòng COVID-19 trong quý III năm 2021.

BioNet Asia, đối tác của trung tâm nghiên cứu trên, sẽ tiến hành sản xuất hàng triệu liều vaccine vào cuối năm tới. Nhà nghiên cứu Chutitorn Ketloy cho biết những con khỉ được tiêm vaccine từ tháng 5 đến tháng 6 vừa qua đã phát triển hệ miễn dịch chống COVID-19.

Cùng ngày, nhà chức trách Thái Lan cũng đã yêu cầu tăng cường an ninh tại các khu vực biên giới trên bộ sau khi xuất hiện quan ngại về nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ hai, sau khi lực lượng chức năng bắt giữ hàng nghìn người nhập cư bất hợp pháp vào tháng trước.

Kể từ đầu tháng 6, lực lượng chức năng Thái Lan đã bắt giữ 3.000 lao động nhập cư tìm cách đi vào nước này qua các khu vực biên giới trên bộ. Nhà chức trách Thái Lan cũng nêu quan ngại về các quy định lỏng lẻo yếu đối với những người nước ngoài nhập cảnh bằng đường hàng không, sau khi hai người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có một người vi phạm các quy định cách ly.

Trong ngày, tình hình đại dịch COVID-19 ở các nước ASEAN khác không có nhiều biến động. Vietnam, Myanmar, Campuchia, Lào đều không ghi nhận các ca mắc COVID-19 mới do lây lan trong cộng đồng.

Theo Thanh Tuấn/Báo Tin tức

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh