Báo cáo viên đặc biệt về các hình thức nô lệ hiện đại của Liên hợp quốc (LHQ), ông Tomoya Obokata ngày 5/5 kêu gọi các nước tăng cường bảo vệ hàng triệu người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, có nguy cơ bị đẩy vào các công việc bị bóc lột ngang với tình trạng nô lệ.
Báo cáo viên đặc biệt về các hình thức nô lệ hiện đại của Liên hợp quốc (LHQ), ông Tomoya Obokata ngày 5/5 kêu gọi các nước tăng cường bảo vệ hàng triệu người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, có nguy cơ bị đẩy vào các công việc bị bóc lột ngang với tình trạng nô lệ.
Người dân đeo khẩu trang nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Cotonou, Beni ngày 8/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN |
Theo phóng viên TTXVN tại New York, ông Tomoya Obokata, người đảm nhận vị trí Báo cáo viên đặc biệt bắt đầu từ tháng 5/2020, đánh giá rằng tác động nghiêm trọng về kinh tế xã hội của đại dịch COVID-19 có khả năng làm gia tăng mức độ của tình trạng nô lệ thời hiện đại.
Việc các nước ban hành lệnh phong tỏa để ngăn chặn tình trạng lây lan của đại dịch đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến trên khắp thế giới. Nhiều người lao động dễ bị tổn thương trước đây đã bị đẩy vào tình trạng thậm chí còn bấp bênh hơn khi không có bất kỳ sự bảo vệ nào, trong đó nhóm người lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, những người lao động công nhật, nhân viên tạm thời, cũng như những người không có bảo hiểm xã hội sẽ là những người chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Từ những đánh giá này, ông Tomoya Obokata kêu gọi các nước cần xác định những người có nguy cơ bị đẩy vào các công việc bị bôc lột ngang tình trạng nô lệ cao nhất để nhanh chóng có các hành động, giúp tránh nguy cơ nhiều người sẽ bị đẩy vào tình trạng nô lệ hiện tại và về lâu dài. Ông nhấn mạnh hành động nhanh chóng của các nước là điều không thể thiếu trong việc góp phần đạt được một trong các Mục tiêu phát triển bền vững của LHQ là xóa bỏ chế độ nô lệ vào năm 2030.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres mới đây cảnh báo một cuộc suy thoái toàn cầu “là điều gần như chắc chắn” và những hành động ứng phó ở cấp quốc gia riêng lẻ hiện nay nhằm chống đại dịch COVID-19 “sẽ không thể đối phó được với quy mô toàn cầu và mức độ phức tạp của cuộc khủng hoảng”.
Theo tính toán của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đại dịch COVID-19 đã khiến người lao động toàn cầu thiệt hại khoảng 3,4 nghìn tỷ USD tiền thu nhập từ nay đến cuối năm. Chính vì vậy, ông Guterres kêu gọi cần phải tập trung hỗ trợ những người lao động thu nhập thấp thuộc nhóm dễ tổn thương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như phải có giải pháp để bảo đảm an sinh xã hội, giảm thiểu phá sản và thất nghiệp.
Theo Hữu Thanh (TTXVN)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin