Moldova lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 2 vừa qua khi không có đảng nào chiếm thế đa số.
Moldova lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 2 vừa qua khi không có đảng nào chiếm thế đa số.
Moldova đang lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, khi Tổng thống lâm thời của nước này Pavel Filip thông báo giải tán Quốc hội và kêu gọi tổ chức các cuộc bầu cử mới. Trước những căng thẳng tại Moldova, quốc tế lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế và tiến hành đối thoại.
Tổng thống lâm thời của nước này Pavel Filip. Ảnh: Moldova.org. |
Ngay sau khi được Tòa án Hiến pháp chỉ định để thay thế ông Igor Dodon,Tổng thống lâm thời Pavel Filip đã thông báo giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm vào ngày mùng 6/9 tới.
Tuy nhiên chính phủ mới được thành lập ngay lập tức lên tiếng chỉ trích bước đi của Tổng thống Filip là bất hợp pháp, cho rằng đảng Dân chủ đã có hành động "tiếm quyền" và yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xem xét vấn đề này.
Lãnh đạo khối Liên minh cánh hữu trong chính phủ Liên minh Andrei Nastase kêu gọi sự ủng hộ của người dân để chống lại Đảng Dân chủ: “Trong một xã hội văn minh, thiểu số không thể áp đặt ý nguyện lên đa số và Tòa án Hiến pháp không có quyền áp đặt lên Hiến pháp.
Đây là cách một thế giới tự do hoạt động, nơi mà con người có thể được hưởng yên bình để nuôi dạy con cái của mình. Moldova phải là môt phần của thế giới văn minh, một phần của thế giới nơi luật pháp là thiêng liêng và được mọi người tuân thủ”.
Moldova lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 2 vừa qua khi không có đảng nào chiếm thế đa số.
Tuy nhiên sau nhiều tháng thương lượng, một chính phủ liên minh đã được thành lập với sự kết hợp giữa Đảng Xã hội chủ nghĩa Moldova(PSRM) của Tổng thống thân Nga Igor Dodon và Liên minh đối lập cánh hữu ASUM ủng hộ gia nhập Liên minh châu Âu.
Sự kết hợp bất ngờ này được cho là nhằm đối phó với Đảng Dân chủ (DPM) của ông Pavel Filip lớn thứ 2 trong Quốc hội.
Tuy nhiên, thỏa thuận liên minh này lại đi ngược lại với phán quyết của Tòa án Hiến pháp, theo đó nên giải tán Quốc hội và tổ chức cuộc bầu cử mới.
Phát biểu với báo giới, ông Filip cho biết, Tổng thống Dodon đã từ chối ký sắc lệnh giải tán quốc hội theo phán quyết của Tòa án Hiến pháp đưa ra trước đó.
Cuộc khủng hoảng đã làm bất ổn thêm một trong những quốc gia nghèo và nhỏ nhất châu Âu, nơi tham nhũng và mức sống thấp đã đẩy nhiều người dân trong số 3,5 triệu người di cư đến Nga hay một số quốc gia châu Âu giàu có hơn.
Hàng ngàn người ủng hộ Đảng Dân chủ với sự tham gia của Tổng thống lâm thời Pavel Filip đã tổ chức tuần hành ở thủ đô hôm qua, Trong khi đó, Cựu Tổng thống Igor Dodon cũng đang cân nhắc kêu gọi những người ủng hộ tham gia vào "các cuộc biểu tình ôn hòa".
Trước những căng thẳng tại Moldova, quốc tế kêu gọi các bên kiềm chế và đối thoại. Liên minh châu Âu hôm qua (9/6) kêu gọi các bên kiềm chế và khẳng định Moldova cần phải tôn trọng hiến pháp và dân chủ.
Nga cũng hối thúc các bên tránh bất ổn, trong khi Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus kêu gọi tất cả các bên tại Moldova thống nhất 1 con đường thúc đẩy đối thoại chính trị.
Tổng thư kí NATO cũng bày tỏ lo ngại về cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Moldova, kêu gọi kiềm chế và đối thoại giữa các bên./
Theo VOV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin