Sau khi Chính phủ Mỹ thông báo chấm dứt cấp quy chế miễn trừ mua dầu của Iran cho các nước được miễn trừ, kể từ đầu tháng 5, giá dầu mỏ trên thị trường bất ngờ tăng vọt. Điều này phản ánh tâm lý lo ngại của giới đầu tư về việc thiếu hụt nguồn cung dầu khi Iran bị siết chặt vòng vây cấm vận.
Sau khi Chính phủ Mỹ thông báo chấm dứt cấp quy chế miễn trừ mua dầu của Iran cho các nước được miễn trừ, kể từ đầu tháng 5, giá dầu mỏ trên thị trường bất ngờ tăng vọt. Điều này phản ánh tâm lý lo ngại của giới đầu tư về việc thiếu hụt nguồn cung dầu khi Iran bị siết chặt vòng vây cấm vận.
Công nhân làm việc tại nhà máy lọc dầu Tehran, Iran |
Phản ứng trái chiều
Theo Bloomberg, trong phiên giao dịch ngày 23/4, giá dầu WTI giao tháng 6/2019 giao dịch ở mức lên 66 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao cùng tháng tăng vọt lên 75 USD/thùng.
Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 11/2018, cũng là thời điểm Mỹ tái áp đặt trừng phạt đối với xuất khẩu dầu thô của Iran nhưng cấp quy chế miễn trừ cho 8 quốc gia và vùng lãnh thổ được phép tiếp tục mua dầu của Iran gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy và Hy Lạp.
Theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, mục tiêu của Washington là đưa xuất khẩu dầu thô của Iran xuống mức 0 và không có kế hoạch cấp tiếp quy chế miễn trừ sau ngày 1/5 tới. Đánh giá về quyết định của Mỹ, nhà phân tích John Kilduff, một đối tác tại công ty Again Capital tại Mỹ, nhận định, quyết định này của Mỹ sẽ làm gia tăng rủi ro về địa chính trị ở thị trường dầu thô.
Giới đầu tư cũng lo ngại việc Iran bị siết chặt giao dịch trong thị trường năng lượng cùng biến động chính trị đang diễn ra ở Venezuela và Lybia sẽ dẫn việc nguồn cung dầu bị thu hẹp, làm giá dầu tăng mạnh và rất khó kiểm soát.
Trong phát biểu được cho là nhằm xoa dịu dư luận, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Saudi Arabia và các nước thành viên khác trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ bù đắp bất kỳ sự thiếu hụt nào trong nguồn cung dầu mỏ thế giới.
Phản ứng trước quyết định của Mỹ, 2/4 khách hàng mua dầu của Iran lớn nhất trong khu vực châu Á đã có phản ứng trái chiều.
Về phía Nhật Bản, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Hiroshige Seko cho rằng, quyết định của Mỹ chỉ gây ra tác động hạn chế.
Nhật Bản đã giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung dầu từ Iran. Hiện quốc gia tiêu thụ dầu nhiều thứ 4 thế giới này chỉ nhập khoảng 3% dầu từ Iran.
Phía Hàn Quốc cho biết, một nhóm quan chức sẽ tới Washington trong tuần này để tham gia cuộc đàm phán về quyết định của Mỹ không gia hạn quy chế miễn trừ trừng phạt.
Việc bỏ quy chế miễn trừ được dự báo sẽ gây tác động không nhỏ đến nhu cầu nhập khẩu năng lượng của Hàn Quốc, do nước này liên tục tăng mức mua dầu của Iran từ đầu năm cho đến nay.
Trong khi đó, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cùng lên tiếng chỉ trích quyết định của Washington. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nhấn mạnh, quyết định này sẽ không phục vụ sự hòa bình và ổn định của khu vực mà gây hại cho người dân Iran.
Iran chuẩn bị kế hoạch đối phó
Lệnh cấm vận của Mỹ nhằm vào Iran từ cuối năm ngoái khiến quốc gia Trung Đông này thất thoát 50 tỷ USD lợi nhuận từ xuất khẩu dầu mỏ hàng năm.
Đây là bước đi của Washingtin nhằm gây áp lực mạnh mẽ để ép buộc Iran từ bỏ chương trình hạt nhân, thử tên lửa, cũng như gia tăng ảnh hưởng tại Syria và Yemen.
Iran khẳng định quyết định của Mỹ là không có giá trị, đồng thời cho biết Tehran đã liên lạc với các đối tác châu Âu và các nước láng giềng và sẽ có hành động phù hợp.
Trước đó, Bộ Dầu mỏ Iran cho biết nước này đã có sự chuẩn bị đối phó trước quyết định chấm dứt hoàn toàn quy chế miễn trừ trừng phạt của Mỹ.
Cho dù quy chế miễn trừ trừng phạt có được tiếp tục hay không, thì xuất khẩu dầu mỏ của Iran sẽ không về con số 0 trong bất kỳ hoàn cảnh nào trừ khi giới chức Iran quyết định ngừng xuất khẩu dầu mỏ.
Iran đang áp dụng các biện pháp cần thiết, đồng thời cảnh báo sẽ phá vỡ hoạt động vận chuyển dầu mỏ bằng đường biển đi qua eo biển Hormuz, một tuyến vận chuyển quan trọng tại vùng Vịnh nếu Mỹ cố bóp nghẹt nền kinh tế Iran bằng cách chặn xuất khẩu dầu mỏ của nước này.
Theo THANH HẰNG/SGGPO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin