Vài giờ sau khi Triều Tiên thông báo rút khỏi Văn phòng liên lạc chung liên Triều đặt ở thành phố biên giới Kaesong, ngày 22/3, Hội đồng An ninh quốc gia Hàn Quốc (NSC) đã tổ chức một cuộc họp khẩn để thảo luận về động thái mới nhất của Bình Nhưỡng.
Vài giờ sau khi Triều Tiên thông báo rút khỏi Văn phòng liên lạc chung liên Triều đặt ở thành phố biên giới Kaesong, ngày 22/3, Hội đồng An ninh quốc gia Hàn Quốc (NSC) đã tổ chức một cuộc họp khẩn để thảo luận về động thái mới nhất của Bình Nhưỡng.
Theo thông báo của Nhà Xanh, cuộc họp của NSC do ông Chung Eui-yong, cố vấn an ninh hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, chủ trì. Các thành viên của NSC đã thảo luận về quyết đỉnh rút khỏi văn phòng liên lạc chung Kaesong của Triều Tiên và các biện pháp liên quan.
Văn phòng liên lạc chung liên Triều ở thành phố biên giới Kaesong, Triều Tiên, ngày 14/9/2018. Ảnh: Yonhap/TTXVN |
Trước đó cùng ngày, Triều Tiên đã thông báo quyết định trên cùng tuyên bố sẽ "không quan tâm" đến việc các quan chức Hàn Quốc còn ở lại đây. Bình Nhưỡng cũng cho biết sẽ thông báo thêm các hành động nữa trong tương lai.
Seoul sau đó đã bày tỏ lấy làm tiếc trước quyết định này, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng sớm quay lại để văn phòng này có thể tiếp tục hoạt động theo thỏa thuận của hai bên. Giới chức Nhà Xanh cũng cho biết Hàn Quốc vẫn đang duy trì đối thoại với Triều Tiên thông qua các kênh "khác nhau".
Động thái mới nhất của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh tiến trình hòa bình và phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên đang rơi vào bế tắc sau khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội hồi tháng trước kết thúc mà không có tuyên bố chung do khoảng cách giữa hai bên liên quan các bước phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng và việc nới lỏng trừng phạt của Washington.
Kể từ sau đó, Mỹ kêu gọi thắt chặt trừng phạt Triều Tiên, yêu cầu Bình Nhưỡng có những bước đi rõ ràng hơn trong việc phi hạt nhân hóa.
Ngày 15/3 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui cho biết Triều Tiên đang cân nhắc đình chỉ đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ, đồng thời khẳng định Bình Nhưỡng không có ý định nhượng bộ những đòi hỏi của Washington "dưới bất kỳ hình thức nào".
Triều Tiên cũng đã triệu các Đại sứ tại LHQ, Trung Quốc trở về nước, làm dấy lên suy đoán rằng Bình Nhưỡng có thể xem xét lại chiến lược của nước này về Mỹ.
Theo Phương Oanh (TTXVN)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin