Thành Paris khói lửa ngút trời vì bạo loạn, 200 người bị bắt, 100 người bị thương

10:12, 02/12/2018

Khoảng 200 người biểu tình 'Áo gilet vàng' bị bắt, 92 người bị thương trong cuộc náo loạn ngày thứ bảy khiến thành Paris khói lửa ngút trời, khu vực Khải Hoàn Môn như vùng chiến sự.

 

 Hàng loạt xe ô tô bị người biểu tình
Hàng loạt xe ô tô bị người biểu tình "áo gilet vàng" đốt cháy. Ảnh: AFP

Khoảng 200 người biểu tình 'Áo gilet vàng' bị bắt, 92 người bị thương trong cuộc náo loạn ngày thứ bảy khiến thành Paris khói lửa ngút trời, khu vực Khải Hoàn Môn như vùng chiến sự.

Khoảng 200 người biểu tình "Áo gilet vàng" bị bắt, 92 người bị thương trong cuộc náo loạn ngày thứ bảy khiến thành Paris khói lửa ngút trời, khu vực Khải Hoàn Môn như vùng chiến sự.

Ngày 1/12, Cảnh sát Pháp đã phải dùng tới bình xịt hơi cay, lựu đạn khói để giải tán đám đông người biểu tình "áo gilet vàng" quá khích tìm cách phá các hàng rào an ninh trên Đại lộ Champs Elysees tại thủ đô Paris ngay trước khi đợt tuần hành thứ 3 nhằm phản đối quyết định tăng giá nhiên liệu của chính phủ.

Đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đã làm gần 100 người bị thương, 200 người bị bắt giữ.

Cảnh sát cho biết họ tiến hành bắt giữ các phần tử quá khích do lo ngại những thành phần cực hữu và cực tả bạo lực có thể đang thâm nhập vào phong trào "áo vàng", một phong trào biểu tình phản đối tăng giá nhiên liệu và chi phí đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi.

Phong trào lấy tên theo những chiếc áo phản quang mà tất cả người lái xe mô tô tại Pháp phải mặc khi lái xe. Giới chức an ninh lo ngại những nhóm nhỏ người biểu tình có thể không phải là thuộc phong trào "áo gilet vàng" sẽ xâm nhập vào các cuộc biểu tình diễn ra tối 1/12 để tấn công nhân viên an ninh.

 

Người biểu tình mặc áo gilet vàng tụ tập biểu tình ở Khải Hoàn Môn. Ảnh: EPA
Người biểu tình mặc áo gilet vàng tụ tập biểu tình ở Khải Hoàn Môn. Ảnh: EPA

 

 Người biểu tình quá khích phá các barie an ninh của cảnh sát. Ảnh: AFP
Người biểu tình quá khích phá các barie an ninh của cảnh sát. Ảnh: AFP

Giới chức thông báo khoảng 5.000 cảnh sát và nhân viên an ninh sẽ được điều động tại Paris trong đêm 1/12, cao hơn so với con số 3.000 nhân viên được huy động hôm 24/11 vừa qua. Khoảng 5.000 cảnh sát khác được triển khai trên toàn nước Pháp để kiểm soát an ninh trong đợt biểu tình thứ 3 của phong trào "áo gilet vàng".

Trong hơn hai tuần qua, các cuộc biểu tình của phong trào này đã gây ra tình trạng tắc nghẽn tại nhiều tuyến đường trên toàn quốc và đây được coi là một trong những thách thức lớn và khó tháo gỡ nhất mà Tổng thống Emmanuel Macron phải đối mặt trong 18 tháng cầm quyền.

Xem người biểu tình náo loạn khu vực Khải Hoàn Môn:

Khoảng 1 tuần trước, hàng nghìn người đã tập hợp nhau trên Internet đã đổ ra các tuyến đường ở Paris để biểu tình phản đối chính sách mới của chính phủ và xảy ra các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh. Đại lộ Champs-Elysee trở thành "chiến trường" khi cuộc biểu tình của hơn 5.000 người theo phong trào "áo gile vàng" nhanh chóng biến thành bạo loạn. Người theo phong trào "áo vàng" xô đổ các thanh chắn và vật dụng trên đường phố để dựng một rào cản ở giữa đại lộ. Những đám cháy đã bùng lên trên đại lộ trong khi giao thông hoàn toàn bị tê liệt ở các khu vực xung quanh.

Lực lượng Cảnh sát quốc gia buộc phải dùng vòi rồng phun nước và lựu đạn hơi cay để giải tán những người quá khích. Ngày 29/11, giới chức Pháp thông báo sẽ cấm tất cả các phương tiện giao thông tại đại lộ danh tiếng Champs-Elysee ở thủ đô Paris trong ngày thứ Bảy cuối tuần này và chỉ cho phép khách bộ hành vào tham quan sau khi danh tính của họ được kiểm tra kỹ lưỡng.

 Cảnh sát Pháp vật lộn đối phó với làn sóng biểu tình. Ảnh: AFP
Cảnh sát Pháp vật lộn đối phó với làn sóng biểu tình. Ảnh: AFP

Quyết định tăng thuế nhiên liệu có hiệu lực từ tháng 10 vừa qua cùng lúc giá dầu thế giới tăng đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ trong người dân, đặc biệt là nông dân. Dù chính phủ cho rằng tăng thuế nhiên liệu nhằm khuyến khích các lái xe sử dụng phương tiện ít tiêu thụ nhiên liệu hơn, từ đó giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường, nhưng hàng nghìn người vẫn đổ xuống các đường phố chính ở các thành phố trên cả nước để phản đối.

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe sau đó khẳng định chính phủ nước này sẽ không rút lại quyết định tăng thuế nhiên liệu mới áp dụng từ tháng 10 vừa qua, bất chấp các cuộc biểu tình phản đối trên phạm vi cả nước.

THeo Thu Hằng/Báo Tin tức

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh