EU công nhận Ấn Độ là một cường quốc toàn cầu mới nổi

08:11, 21/11/2018


Ủy ban châu Âu và Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu (EU) Âu Federica Mogherini ngày 20/11 đã thông qua một thông cáo chung đề ra tầm nhìn của EU về chiến lược tăng cường quan hệ hợp tác và đối tác với Ấn Độ. 

 

Nhân viên làm việc tại một công ty khởi nghiệp ở Bangalore của Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhân viên làm việc tại một công ty khởi nghiệp ở Bangalore của Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 

Ủy ban châu Âu và Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu (EU) Âu Federica Mogherini ngày 20/11 đã thông qua một thông cáo chung đề ra tầm nhìn của EU về chiến lược tăng cường quan hệ hợp tác và đối tác với Ấn Độ. 

Bản thông cáo này thay thế cho thông cáo trước đó về Ấn Độ năm 2004, trong đó công nhận Ấn Độ đã nổi lên là nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất và đã đảm nhận một vai trò địa chính trị quan trọng. 

Thông cáo nhằm tăng cường Đối tác chiến lược EU-Ấn Độ bằng việc tập trung vào quá trình hiện đại hóa bền vững và đối phó chung với các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Bà Mogherini nhấn mạnh: "Ấn Độ là một người chơi chủ chốt trong thế giới kết nối với nhau của chúng ta. Chúng tôi muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ chính trị, kinh tế và giao lưu nhân dân với Ấn Độ, nhằm cùng nhau giải quyết các thách thức toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh."

Theo thông cáo, là một cường quốc toàn cầu mới nổi, Ấn Độ đóng một vai trò chủ chốt trong thế giới đa cực hiện nay. 

EU sẽ nỗ lực củng cố đối thoại về các vấn đề đa phương và phối hợp lập trường với Ấn Độ. Hợp tác trong khuôn khổ Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và G20 sẽ là một ưu tiên. 

EU sẽ phối hợp nhiều hơn các sáng kiến của khối này với những sáng kiến của các quốc gia thành viên hướng tới Ấn Độ. 

Thông cáo đồng thời đề xuất EU xem xét khả năng đàm phán với Ấn Độ một Hiệp định đối tác chiến lược, nhằm cập nhật Hiệp định hợp tác EU-Ấn Độ năm 1994.

Các đề xuất trong thông cáo trên nay sẽ được đưa ra thảo luận tại Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu./.

Theo VIETNAM+

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh