"Món quà" 10 tỉ USD Mỹ bất ngờ tặng Nga sau khi rút khỏi hiệp ước hạt nhân Iran

05:05, 31/05/2018

Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm tới nền công nghiệp dầu mỏ của Iran sau khi Washington rút khỏi hiệp ước hạt nhân dường như đã tặng cho ngành công nghiệp năng lượng Nga một "món quà" không thể ngờ tới trị giá ít nhất 10 tỉ USD mỗi tháng, theo phỏng đoán của giới chuyên gia.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm tới nền công nghiệp dầu mỏ của Iran sau khi Washington rút khỏi hiệp ước hạt nhân dường như đã tặng cho ngành công nghiệp năng lượng Nga một “món quà” không thể ngờ tới trị giá ít nhất 10 tỉ USD mỗi tháng, theo phỏng đoán của giới chuyên gia.

Một nhà máy lọc dầu ở Nga (Ảnh: Getty)
Một nhà máy lọc dầu ở Nga (Ảnh: Getty)

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hồi đầu tháng 5 sẽ rút Mỹ khỏi hiệp ước hạt nhân với Iran, ông cảnh báo sẽ áp dụng vớiTehran một trong những “lệnh trừng phạt mạnh nhất mà chúng tôi (Mỹ) từng áp lên một quốc gia”.

Một trong những mục tiêu tối quan trọng nhất mà chính quyền ông Trump hướng tới là các mỏ dầu của Iran, được ví như những động cơ cho cỗ máy kinh tế của Tehran với 4 triệu thùng dầu thô mỗi ngày cung cấp cho châu Âu và châu Á.

Hành động này rõ ràng gây thiệt hại đáng kể cho Iran nhưng lại dường như vô tình làm lợi cho Nga.

Việc loại bỏ hàng triệu thùng dầu khỏi nguồn cung trên thị trường thế giới mỗi ngày là động thái được các chuyên gia cho rằng sẽ làm giá dầu tăng lên.

Nga là quốc gia xuất khẩu năng lượng vào hàng lớn nhất thế giới, nhưng trong 4 năm qua, giá dầu giảm mạnh đã khiến nền kinh tế của Moscow bị ảnh hưởng ít nhiều, khiến Nga phải kích hoạt một số chiến lược “thắt lưng buộc bụng”. Hành động của chính quyền ông Trump dường như có thể đảo ngược lại tình hình.

“Chúng tôi phải gửi lời cảm ơn ông Donald Trump vì đã tặng một món quà không thể ngờ tới”, nhà phân tích thị trường dầu mỏ Alexey Gavrilov nói, nhận định mất mát của Iran (trong ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ) dường như mang lại lợi ích cho Moscow.

Kể từ khi phương Tây bắt đầu áp lệnh trừng phạt lên Nga vì sáp nhập bán đảo Crimea từ 4 năm trước, nền kinh tế Nga đã chịu không ít khó khăn khi đồng nội tệ mất giá, tỉ lệ lạm phát tăng.

Trong đó, việc giá dầu sụt giảm từ 110 USD 1 thùng xuống 30 USD chỉ từ tháng 3 tới tháng 6/2014 khiến Nga lao đao, do dầu và khí đốt tự nhiên là 2 mặt hàng chiếm 50% tổng doanh thu tới từ xuất khẩu của Nga.

Hiện thời, khi giá dầu đã tăng lên mức cao nhất 80 USD (giá ngày 23/5) trong vòng hơn 3 năm qua, nền kinh tế Nga đã bớt đi khó khăn trong bối cảnh lệnh trừng phạt vẫn đang tiếp tục bị áp đặt lên Moscow.

Theo các chuyên gia, với giá dầu tăng lên 80 USD, Nga có thể kiếm được ít nhất thêm 10 tỷ USD mỗi tháng.

Tập đoàn Goldman Sachs dự đoán mức tăng trưởng kinh tế của Nga năm 2018 sẽ là 3,3 %, vượt cả Liên minh châu Âu EU và Mỹ. Tỷ lệ lạm phát của Nga cũng đã giảm xuống 2% trong quý 1 năm nay.

Theo Dân trí

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh