Dân Pháp gồng mình chịu đựng ngày "thứ ba đen tối"

09:04, 04/04/2018

Bắt đầu từ ngày 3/4, các ngành đường sắt Pháp bắt đầu đình công 2 ngày mỗi tuần, kéo dài trong ba tháng để phản đối kế hoạch cải cách của chính phủ được cho là ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.

 

Bắt đầu từ ngày 3/4, các ngành đường sắt Pháp bắt đầu đình công 2 ngày mỗi tuần, kéo dài trong ba tháng để phản đối kế hoạch cải cách của chính phủ được cho là ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.

Số tàu hoạt động ít hơn ngày thường nên việc đi lại khó khăn hơn. Trong ảnh là hành khách xuống tàu lửa ở ga Saint-Lazare tại thủ đô Paris ngày 3/4 - Ảnh: REUTERS
Số tàu hoạt động ít hơn ngày thường nên việc đi lại khó khăn hơn. Trong ảnh là hành khách xuống tàu lửa ở ga Saint-Lazare tại thủ đô Paris ngày 3/4 - Ảnh: REUTERS

Ngày "thứ ba đen" là tên gọi của truyền thông Pháp dành cho khởi điểm của cuộc đình công quy mô của nhân viên Công ty Đường sắt quốc gia Pháp (SNCF).

Theo Hãng tin AFP, các nhà ga, đường tàu ở các đô thị lớn của Pháp hầu như không hoạt động.

Ở Marseille, Nice, Rennes, Bordeaux, Nantes và Strasbourg, cảnh tượng cũng giống như ở Paris: các đường chờ tàu vắng bóng người, các sảnh chờ trong nhà ga yên ắng khác thường và đôi khi "áo khoác đỏ" (màu áo khoác của nhân viên trợ giúp được ban lãnh đạo SNCF huy động) đông hơn cả hành khách.

Nhân viên hỗ trợ của SNCF mặc áo khoác đỏ có mặt đông đúc tại nhiều nhà ga từ sáng 3/4 để hỗ trợ người dân - Ảnh: AFP
Nhân viên hỗ trợ của SNCF mặc áo khoác đỏ có mặt đông đúc tại nhiều nhà ga từ sáng 3/4 để hỗ trợ người dân - Ảnh: AFP

Tình hình này là do người dân đã được thông tin đầy đủ và chủ động tìm các phương tiện di chuyển khác như tìm xe buýt do nhà nước tăng cường hoặc chuyển sang dịch vụ chia sẻ đi cùng xe.

Tuy nhiên tại vùng thủ đô Ile-de-France, buổi sáng đã ghi nhận ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên các tuyến giao thông huyết mạch do xe cá nhân chạy nhiều hơn cùng xe buýt tăng cường.

Theo ghi nhận của Hãng tin AFP, người dân bước đầu tỏ ra bình thản chứ không hốt hoảng. Có chuyên gia nhận định rằng số đông người dân sẽ là "trọng tài" cho cuộc đấu giữa chính phủ với nhân viên ngành đường sắt.

Hành khách cùng hỗ trợ một phụ nữ bị té xuống đường tàu ở nhà ga Lyon tại Paris sáng 3/4 do việc xếp hàng đông đúc dẫn đến trượt chân - Ảnh: REUTERS
Hành khách cùng hỗ trợ một phụ nữ bị té xuống đường tàu ở nhà ga Lyon tại Paris sáng 3/4 do việc xếp hàng đông đúc dẫn đến trượt chân - Ảnh: REUTERS

Nhân viên ngành đường sắt tổ chức đình công nhằm phản đối kế hoạch cải cách SNCF của chính phủ do lo ngại kế hoạch này sẽ đem lại nhiều bất lợi cho người lao động.

Trong khi đó chính quyền đang đánh giá lại hoạt động của SNCF đang lỗ lã, gây nợ nần, hạ tầng xuống cấp…

Bộ phận check-in của Hãng hàng không Air France vắng lặng trong ngày 3/4 do đình công - Ảnh: REUTERS
Bộ phận check-in của Hãng hàng không Air France vắng lặng trong ngày 3/4 do đình công - Ảnh: REUTERS

Công nhân một số ngành của Pháp cũng hưởng ứng phong trào của SNCF, như công nhân thu gom rác đình công để đòi hỏi phải thành lập một cơ quan quản lý dịch vụ công quốc gia để có phúc lợi cao hơn còn bên ngành năng lượng mong muốn chấm dứt việc tự do hóa thị trường điện và khí đốt.

Cũng trong ngày này, nhân viên Hãng hàng không Air France đình công đòi tăng lương lên mức 6% chứ không phải 1% theo như kế hoạch năm.

Hàng dài hành khách vừa xuống tàu lửa ở ga Saint-Lazare tại thủ đô Paris ngày 3/4. Họ xếp hàng trong trật tự chờ rời ga - Ảnh: REUTERS
Hàng dài hành khách vừa xuống tàu lửa ở ga Saint-Lazare tại thủ đô Paris ngày 3/4. Họ xếp hàng trong trật tự chờ rời ga - Ảnh: REUTERS

Các kế hoạch cải cách của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron được cộng đồng doanh nghiệp và các đối tác của Pháp tích cực hoan nghênh nhưng vấp phải sự phản đối của các tổ chức công đoàn và người lao động.

Tuy nhiên cuộc biểu tình của lực lượng giao thông công cộng là nghiêm trọng hơn cả bởi ảnh hưởng đến nhiều người dân.

Ngày 3/4, Bộ trưởng Giao thông Pháp Elisabeth Borne đã bác bỏ thông tin cho rằng chính phủ muốn tư nhân hóa cơ quan vận hành đường sắt quốc gia SNCF và phá vỡ dịch vụ công.

Bà kêu gọi công đoàn ngành đường sắt tiếp tục đàm phán về vấn đề cải cách, đồng thời cho biết bà sẵn sàng thảo luận với đại diện công đoàn vào ngày 5/4 về việc mở cửa để cạnh tranh và xử lý các khoản nợ.

Bà Borne cho rằng có một số nhân tố đang muốn "chính trị hóa" cuộc thảo luận giữa chính phủ và nhân viên ngành đường sắt. Bà tuyên bố chính phủ sẽ giữ vững lập trường trong các cuộc đối thoại.

Cùng ngày, Bộ trưởng kinh tế và tài chính Bruno Le Maire khẳng định chính phủ chưa bao giờ có ý định tư nhân hoá SNCF. Theo ông, kế hoạch cải cách SNCF nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ của ngành đường sắt công cộng.

Theo TTO

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh